Nhãn hiệu đóng vai trò lớn và quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; giúp định vị sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. Thế nhưng trong tình hình thị trường cạnh tranh như hiện tại; nhãn hiệu rất dễ bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật, tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu một số vẫn đề về nhãn hiệu trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009)
Nhãn hiệu là gì?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); thì đây là một tài sản trí tuệ cần được bảo vệ và căn cứ pháp lý để bảo hộ; và là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên; làm thế nào các doanh nghiệp biết được nhãn hiệu của mình có được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay không? Bước đầu tiên cần thực hiện đó là tiến hành tra cứu nhãn hiệu; nếu chưa có nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu mà mình dự định đi đăng ký; thì doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; từ đó, giúp quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp của mình tránh bị xâm phạm.
Tra cứu nhãn hiệu ở đâu?
Hiện nay; có rất nhiều các văn phòng công ty luật có dịch vụ tra cứu nhãn hiệu; có thể dễ dàng tìm kiếm thế nhưng; để được tra cứu nhãn hiệu một cách tốt nhất; tránh tình trạng rủi ro pháp lý sau này thì cần có một đơn vị uy tín đứng ra.
Thủ tục đăng ký
- Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. - Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]). - Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Trường hợp đơn không hợp lệ; Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ; trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận; và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
- Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. - Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. - Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ; và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Bảo hộ nhãn hiệu là bảo vệ giá trị của hàng hoá, dịch vụ. Để tránh việc bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, các cá nhân, tổ chức cần nắm rõ các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu hiện nay
Khi nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ, chủ sở hữu được độc quyền khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình trong thời hạn bảo hộ như:
Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ, bất kỳ chủ thể nào sử dụng nhãn hiệu đó mà không được chủ sở hữu nhãn hiệu đồng ý đều là hành vi xâm phạm và sẽ bị xử lý theo pháp luật.