Mã vạch sản phẩm trên hàng hóa là một trong những vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm và chú trọng khi lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bắt gặp một vài hàng hóa không có mã vạch sản phẩm trên thị trường hiện nay. Điều này gây không ít thắc mắc cho người tiêu dùng về tính bắt buộc của mã vạch sản phẩm. Nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu xét dưới góc độ pháp luật, việc Đăng ký mã vạch sản phẩm trên hàng hóa có bắt buộc không? Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm trên hàng hóa như thế nào? Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm trên hàng hóa là bao nhiêu? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Mã vạch sản phẩm là gì?
Mã vạch (Barcode) là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin, dữ liệu của sản phẩm hàng hóa mã hóa bằng tổ hợp các khoảng trắng và vạch thắng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Mọi thông tin về sản phẩm sẽ được thể hiện theo mã vạch sản phẩm như nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô sản xuất hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, kích thước/ thông số sản phẩm, nơi kiểm tra…
Mã vạch sản phẩm bao gồm 2 phần chính:
- Mã số hàng hóa: Dãy số thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của Tổ chức GS1. Người dùng có thể dễ dàng nhận diện mã số này.
- Mã vạch: Tổ hợp những khoảng trắng, vạch trắng được sắp xếp đúng quy luật, thông số, chỉ có thể đọc được bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã vạch,…
Đăng ký mã vạch sản phẩm trên hàng hóa có bắt buộc không?
Theo quy định hiện hành, việc đăng ký mã vạch sản phẩm là không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể sử dụng hoặc không nhưng khi lựa chọn sử dụng mã số mã vạch thì phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, khi bị phát hiện thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP về vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch, cụ thể như:
:Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
b) Không làm thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;
c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;…”
Cách đọc mã vạch sản phẩm trên hàng hóa
Có thể nói, mã vạch sản phẩm chính là “thẻ căn cước” của hàng hóa đó. Gồm 2 phần chính:
Nhận diện mã số hàng hóa
Một số chủng loại mã vạch phổ biến trên thị trường là UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128, trong đó chuẩn mã vạch EAN (European Article Number) của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế được áp dụng cho hầu hết hàng hóa Việt Nam trên thị trường hiện nay.
Mã vạch EAN gốm gồm 13 con số chia làm 4 nhóm theo thứ tự:
- Nhóm 1: 3 chữ số đầu – Mã quốc gia sản xuất hàng hóa
- Nhóm 2: 6 chữ số tiếp theo – Mã số doanh nghiệp sản xuất do tổ chức GS1 Việt Nam cấp
- Nhóm 3: 3 chữ số tiếp theo – Mã sản phẩm do doanh nghiệp tự cấp
- Nhóm 4: Chữ số cuối cùng – Số về kiểm tra
Cách kiểm tra mã vạch thật hay giả
Bước 1: Ba chữ số đầu tiên tương ứng với xuất xứ quốc gia của hàng hóa đó (quy định theo hệ thống mã vạch chuẩn).
Ví dụ như hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ có 3 chữ số đầu là 893, sản xuất tại Trung Quốc sẽ bao gồm các mã 690, 691, 692, 693, và tại Thái Lan sẽ là 885.
Bước 2: Sau khi xác định được xuất xứ quốc gia, bạn tiếp tục kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch sản phẩm đó theo nguyên tắc sau:
Lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 ra, số thứ 13 là số để đối chiếu). Tiếp theo, bạn lấy kết quả cộng với số thứ 13, nếu tổng có đuôi là 0 là mã vạch hợp lệ, nếu khác 0 là không hợp lệ. Để xác minh, tiếp tục quét mã vạch sản phẩm để biết hàng thật hàng giả.
Nhận diện mã vạch sản phẩm trên hàng hóa
Thực chất, máy quét mã vạch sẽ sử dụng loại đầu lọc quang học với chùm tia sáng hoặc tia laser để đọc mã vạch. Để máy nhận diện chính xác nhất, mã phải rõ ràng nhất, màu sắc vừa phải, kí hiệu không biến dạng hay mất nét. Sau khi quét, máy đọc sẽ giải mã vạch đó bằng phần mềm dưới dạng Firmware.
Mã vạch như thế nào là hàng thật? Đó là khi máy quét có thể hoàn toàn đọc được mã vạch trên sản phẩm này. Cuối cùng, mọi thông tin, dữ liệu sau đó sẽ được chuyển vào máy tính hay những thiết bị hỗ trợ cần thông tin này.
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm trên hàng hóa
Thành phần hồ sơ
Để đăng ký mã vạch cho hàng hóa, quý khách cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, như sau:
- Bản đăng ký sử dụng mã vạch.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại (Bản sao) hoặc Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác (Bản sao).
- Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
- Phiếu đăng ký thông tin cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.
Trình tự thủ tục
Để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, quý khách cần thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp xác định số lượng hàng hóa cần đăng ký mã vạch.
- Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký mã vạch
- Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch tại cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
- Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch (nếu hồ sơ hợp lệ; nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ thông báo cho doanh nghiệp chỉnh sửa lại).
Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm trên hàng hóa là bao nhiêu?
Mức thu phí thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm trên hàng hóa được quy định tại Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT-BTC như sau:
Phí Nhà nước cấp và hướng dẫn sử dụng mã vạch sản phẩm trên hàng hóa
STT | Phân loại phí | Mức phí (đồng/ mã) |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) | 1.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 300.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 300.000 |
Phí Nhà nước đăng ký sử dụng mã vạch nước ngoài trên hàng hóa
STT | Phân loại phí | Mức phí (đồng/ mã) |
1 | Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm | 500.000 đồng/ hồ sơ |
2 | Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm | 10.000 đồng/ mã |
Ngoài ra còn phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hằng năm; doanh nghiệp có thể xem thêm tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC.
Mã vạch có thể làm giả được không?
Nhiều người nghĩ rằng có thể phân biệt thật giả dựa vào mã vạch, nhưng chính xác hơn, mã vạch chính là nguồn thông tin sản phẩm. Chỉ cần quét mã vạch là bạn sẽ biết ngay các thông tin liên quan đến sản phẩm, từ đó có thể biết đó có phải hàng chính hãng hay không. Có nhiều yếu tố khác phải được sử dụng để biết một sản phẩm có phải là chính hãng hay không, không chỉ mã vạch.
Nhiều người vẫn đang thắc mắc mã vạch có làm giả được không? Đây quả thực là một vấn đề nhạy cảm được nhiều người quan tâm bởi họ thường dựa vào mã vạch để tìm kiếm và truy vấn thông tin sản phẩm. Hiện nay, nhiều đối tượng làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sao chép mã vạch của sản phẩm chính hãng hoặc mã gốc lên sản phẩm giả.
Mã vạch sản phẩm thật đều được in đậm, sắc nét, các nét chữ, số đều rõ ràng, không bị mờ và rất khó phai màu chữ. Mã vạch dù ở dạng nào thì vẫn có thể được làm giả bằng những hình thức tinh vi, cho nên khi mua hàng, dù là sản phẩm bình dân hay là cao cấp thì tốt nhất người tiêu dùng vẫn nên thông thái khi lựa chọn mua hàng.
Do đó, người tiêu dùng cần trang bị đầy đủ các kiến thức cần có về sản phẩm, tìm hiểu nguồn gốc rõ ràng cũng như những đặc điểm, đặc trưng của sản phẩm chính hãng, từ đó giúp cho việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn và có thể nhận dạng được hàng thật hàng nhái một cách hiệu quả và chính xác nhất.
Kiểm tra mã vạch trực tuyến bằng app có chính xác không?
Mã số mã vạch là một trong những phương thức mang lại nhiều giá trị cho người tiêu dùng cũng như các nhà quản lý sản phẩm, hàng hóa hiện nay. Đối với người tiêu dùng, họ có thể kiểm tra nguồn gốc thông tin sản phẩm thông qua mã vạch, còn đối với nhà quản lý sản phẩm, hàng hóa, đây là công cụ giúp họ truy xuất thông tin sản phẩm, từ đó xây dựng kế hoạch quản lý hiệu quả.
Một trong những cách kiểm tra thông tin sản phẩm qua mã vạch đơn giản nhất được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nhất đó là sử dụng app trên điện thoại để check mã vạch. Nếu là hàng chính hãng thì thông tin sẽ hiện ngay trên màn hình của điện thoại, nếu check mã vạch của sản phẩm mà không thấy thông tin thì đó không phải hàng chính hãng mà là hàng giả. Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm chưa được đăng ký mã vạch nên chưa có thông tin gì mới cần phải kiểm tra rõ ràng.
Với sự phát triển trong thời đại 4.0, việc làm giả mã vạch đã ngày càng tinh vi, máy móc thiết bị làm giả càng hiện đại cho nên nhiều mã vạch không chỉ gây khó khăn trong việc phân biệt bằng mắt thường, mà các dụng cụ kiểm tra mã vạch cũng không thể cho thông tin chính xác được. Cho nên, để mua được hàng chính hãng thì bạn nên tìm đến những cửa hàng, địa chỉ buôn bán uy tín và chất lượng để mua hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đăng ký mã vạch sản phẩm trên hàng hóa có bắt buộc không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là đổi tên bố trong giấy khai sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Mỗi một sản phẩm đều sẽ có một mã vạch riêng, mã vạch chứa thông tin về sản phẩm từ nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất, đơn vị sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đến giá thành sản phẩm,… Hiện nay trên thị trường sản phẩm nào cũng phải có mã vạch, đây là điều bắt buộc và nếu như sản phẩm mà bạn lựa chọn không có mã vạch thì tuyệt đối không được sử dụng.
Mã vạch quy định sản phẩm đó là duy nhất, tức là mỗi sản phẩm sẽ có một mã vạch riêng được in ấn trên bao bì của sản phẩm đó. Tuyệt đối không bao giờ có việc hai sản phẩm có cùng một mã vạch giống nhau. Vì thế nên, mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có một mã vạch khác nhau, khi kiểm tra thì mới cho ra được những thông tin cụ thể về sản phẩm.
Mã vạch 890 là của Ấn Độ. Đây là quốc gia duy nhất sở hữu mã vạch này. Cách xem mã vạch bạn chỉ cần biết 3 số đầu là mã quốc gia và số thứ 4 tiếp theo chính là mã doanh nghiệp. Dựa vào mã vạch 890 thì người tiêu dùng dễ dàng xác định được hàng hóa có nguồn gốc từ Ấn Độ.