Trong cuộc sống, ta bắt gặp rất nhiều trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm như thế chấp, cầm cố tài sản, bất động sản. Việc Đăng ký biện pháp bảo đảm phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Người Đăng ký biện pháp bảo đảm cần nắm được quy định cơ bản về việc này để bảo đảm lợi ích hợp pháp của bản thân. Có rất nhiều người khi nghe đến đăng ký biện pháp bảo đảm vẫn còn mơ hồ và chưa hiểu rõ về khái niệm này. Vậy, Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì theo quy định hiện hành? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về khái niệm đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.”
Như vậy, đăng ký biện pháp bảo đảm được hiểu là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm?
Theo Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
– Thế chấp quyền sử dụng đất;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
– Thế chấp tàu biển.
Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
– Thế chấp tài sản là động sản khác;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
– Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
– Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
– Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:
+ Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
+ Các trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 18 của Nghị định này.
Bên cạnh đó, tại Điều 6 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm như sau: Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này đến thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm.
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm?
Tại Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm như sau:
– Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.
– Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.
– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
– Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Nguyên tắc đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định như sau:
– Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển đảm bảo nguyên tắc nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
Cơ quan đăng ký không được yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ gì mà pháp luật không quy định trong hồ sơ; không được yêu cầu các bên ký kết hợp đồng sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung hợp đồng bảo đảm, nếu không thuộc trường hợp sai sót do lỗi kê khai của người yêu cầu đăng ký.
– Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác được thực hiện trên cơ sở nội dung tự kê khai trên phiếu yêu cầu đăng ký, đồng thời người yêu cầu đăng ký chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và chính xác của các thông tin kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký.
– Thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ trong số đăng ký cơ sở dữ liệu và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo yêu cầu của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì theo quy định năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đăng ký bản quyền Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản năm 2023?
- Hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm mới năm 2022
- Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
– Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
– Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
– Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
– Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
– Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
– Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
– Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
– Theo thỏa thuận của các bên.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký như sau:
– Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, sửa chữa sai sót, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu (sau đây gọi chung là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm); Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này. Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới là người yêu cầu đăng ký.
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm không thực hiện xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng thừa phát lại trong trường hợp Văn phòng thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là Văn phòng thừa phát lại); cá nhân, pháp nhân mua tài sản thi hành án.
– Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp, trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.