Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn hỏi là “Đăng ký bản quyền chương trình dạy học tiếng anh online”ở Việt Nam có được hay không? Tôi mới xem tập 8 của Shark tank mùa 5 và xem một …. có tên là Tiếng anh diệu kỳ có ý tưởng kinh doanh chương trình dạy học tiếng anh bằng nghệ thuật, âm nhạc, tranh ảnh. Được biết là chương trình dạy học này đã đăng ký bản quyền tại Mỹ. Vậy thì không biết có được đăng ký tại Việt Nam hay không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Luật sư X. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn ở bài viết dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký bản quyền chương trình dạy học tiếng anh được không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành việc đăng ký một mô hình kinh doanh hay một cách thức giúp người học tiếp thu tiếng anh một cách dễ dàng, dễ hiểu, dễ nhớ thì chứng ta hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Việc đăng ký này sẽ không diễn ra tại Cục Sở hữu trí tuệ về kiểu dáng hữu ích hay là sở hữu công nghiệp hay là sở hữu nhãn hiệu, sáng chế… Mà kiểu đăng ký này cần chuyển đổi qua một dạng khác có thể là dưới dạng một cuốn sách hay một tập tài liệu; đăng ký dưới dạng bản ghi âm hoặc đăng ký dưới dạng bản ghi âm, ghi hình để đăng ký ở Cục bản quyền tác giả Việt Nam.
Theo đó tác giả nên tạo ra một cuốn sách, video có tiếng nói hoặc video chứa cả âm thanh và hình ảnh có chứa đầy đủ chi tiết về cách thức, vận hành, nêu bật ra phương thức giúp người học tiếng anh có thể tiếp thu tiếng anh bằng các hình thúc khác ngoài chữ viết như là âm nhạc hay tranh ảnh.
Hiện tại Việt Nam thì chưa có quy định hình thức đăng ký bảo hộ cho các khóa học online, hình thức học online cũng như cấp giấy phép cho hoạt động giáo dục này. Để đăng ký bảo hộ cho ý tưởng kinh doanh của mình thì tác giả nên đưa về dạng tài liệu/sách để đăng ký dưới dạng tác phẩm viết hoặc đăng ký dưới dạng bản ghi âm, ghi hình tại Cục bản quyền tác giả.
Hướng dẫn đăng ký bản quyền chương trình dạy học tiếng anh
Đăng ký quyền tác giả chương trình dạy học tiếng anh dưới dạng tác phẩm viết
Chương trình dạy học tiếng anh được viết dưới dạng tác phẩm viết là cuốn sách hay tài liệu viết thì đăng ký quyền tác giả dưới dạng tác phẩm viết.
Hồ sơ cần thiết đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết
- 02 tác phẩm dự kiến đăng ký;
- Bản sao có công chứng Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của tác giả;
- Quyết định giao nhiệm vụ (trường hợp tác giả là người lao động của công ty, chủ sở hữu quyền là công ty);
- Tuyên bố quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
- Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký doanh nghiệp (trường hợp đăng ký chủ sở hữu là Công ty)
- Giấy ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm viết (nếu nộp thông qua tổ chức đại diện quyền tác giả);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu cần);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu quyền (nếu cần);
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm viết
Theo Điều 51 (Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ 2005) và Điều 39 Nghị định 100/2006/ NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 về quyền tác giả và quyền liên quan thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký là: Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan (Cục Bản quyền tác giả).
Quá trình xử lý đơn đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Bản quyền tác giả sẽ cử chuyên viên thẩm định tính hợp lệ của đơn
- Nếu đơn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo quyết định cấp Giấy chứng nhận và yêu cầu người nộp đơn nộp các khoản phí đăng ký theo quy định.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ thông báo từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hoặc có phản hồi về thông báo này.
Nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm viết
Khi có xác nhận hồ sơ hợp lệ và quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành nộp các khoản lệ phí quy định và nhận Giấy chứng nhận tại Cục Bản quyền tác giả
Đăng ký chương trình dạy học tiếng anh dưới dạng bản ghi âm
Chương trình dạy học tiếng anh được ghi lại dưới dạng video chỉ có tiếng nói hoặc bài giảng thì đăng ký dạng bản ghi âm
Đăng ký chương trình dạy học tiếng anh dưới dạng bản ghi âm ghi hình
Chương trình dạy học tiếng anh được ghi lại dưới dạng video chứa cả âm thanh và hình ảnh: thì đăng ký dưới dạng bản ghi âm và ghi hình
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), bài giảng là một trong những loại hình tác phẩm được pháp luật đồng ý công nhận và bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, để được bảo hộ tất nhiên tác phẩm cần phải đạt đủ các điều kiện. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được pháp luật hướng dẫn cụ thể về điều kiện được bảo hộ tại Điều 8 Nghị định 22/2018/NĐ-CP như sau:
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
- Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Sỏ hữu trí tuệ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đăng ký bản quyền chương trình dạy học tiếng anh được không”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả được quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019), cụ thể:
Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, tùy thuộc vào loại hình tác phẩm thì sẽ có thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả khác nhau.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Như vậy, sau khi tác phẩm được hoàn thành, bản quyền tác giả sẽ tự động được bảo hộ, không bắt buộc tác phẩm đó đã được đăng ký hay chưa. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật luôn khuyến khích tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả để được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả”.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Như vậy, khi bạn tạo ra một tác phẩm, thì tác phẩm này được bảo hộ bản quyền tác giả nếu tác phẩm là do bạn trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của chính bạn mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.