Có đăng ký bản quyền cho bài hát dịch từ tiếng nước ngoài là câu hỏi của nhiều người khi muốn bảo hộ quyền tác giả đối với những bài hát đã được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019
Nội dung tư vấn
Bản quyền là gì?
Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, tranh, điêu khắc và phim, đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm bài hát
Những gì có thể được bảo hộ bản quyền?
Danh sách các tác phẩm được bảo hộ thường không được nêu trong các văn bản pháp lý. Tuy nhiên, nói rộng ra, các tác phẩm được bảo hộ bản quyền trên thế giới thường bao gồm các loại sau:
- Tác phẩm văn học như: tiểu thuyết, thơ, kịch, tác phẩm tham khảo, bài báo;
- Chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu;
- Phim, sáng tác âm nhạc, và vũ đạo;
- Các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, hình vẽ, ảnh và điêu khắc;
- Kiến trúc;
- Quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.
Việc bảo hộ bản quyền chỉ mở rộng về cách diễn tả, không liên quan đến ý tưởng, thủ tục, phương pháp hoạt động hoặc các công thức toán học. Một số đối tượng có thể được bảo hộ bản quyền sẵn hoặc không, chẳng hạn như tiêu đề, khẩu hiệu, logo, tùy thuộc chúng có đủ quyền tác giả hay không.
Xem thêm: Bài hát có thể được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ không?
Bài hát dịch từ tiếng nước ngoài có cần đăng ký bản quyền?
Căn cứ khoản 8 Điều 04, khoản 2 Điều 14, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì việc dịch bài hát lời Trung nhạc Trung (bài hát gốc) ra tiếng Việt là hành vi làm phái sinh tác phẩm.
Để làm phái sinh tác phẩm thì anh/ chị cần được sự cho phép của tác giả/ đồng tác giả/ chủ sở hữu bài hát gốc (gọi chung là tác giả) đồng thời trả tiền (nhuận bút/ thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả) cho tác giả và tác phẩm phái sinh chỉ được đăng ký bảo hộ khi tác phẩm phái sinh không làm phương hại đến quyền tác giả của bài nhạc gốc.
Do vậy để tránh rủi ro phát sinh tranh chấp sau khi đăng ký thì anh/ chị tốt nhất nên ký kết với tác giả một hợp đồng chuyển thể tác phẩm sang tiếng Việt có nội dung:
(1) Tác giả cho phép anh/ chị dịch bài nhạc gốc sang tiếng Việt;
(2) Thỏa thuận nghĩa vụ trả tiền ((nhuận bút/ thù lao, các quyền lợi vật chất khác) cho tác giả;
(3) Tác giả cam đoan rằng bản dịch sang tiếng Việt không làm phương hại đến quyền tác giả của bài nhạc gốc.
Thủ tục đăng ký bản quyền cho bài hát dịch từ tiếng nước ngoài
Hồ sơ đăng ký:
a) Tờ khai:
– Thể hiện đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả;
– Nội dung tóm tắt về bài nhạc ;
– Tên tác giả, tên bài nhạc dịch
– Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;
– Cam đoan về tính xác thực của thông tin đã khai ;
– Ngôn ngữ bằng tiếng Việt, có chữ ký của người được ủy quyền nộp đơn;
b) Hai (02) bản sao của bài nhạc ;
c) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, các đồng chủ sở hữu (nếu có);
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa
Thời hạn cấp: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Hành vi xâm phạm bản quyền là gì?
Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm; ghi hình; tổ chức phát sóng.
Mạo danh người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm; ghi hình; tổ chức phát sóng.
Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm; ghi hình; tổ chức phát sóng.
Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình,..
Sản xuất; lắp ráp; biến đổi; phân phối; nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá,…
Có thể bạn quan tâm
- Nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền?
- Mua bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay
- Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không?
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Đăng ký bản quyền cho bài hát dịch từ tiếng nước ngoài Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Bởi vì cách thức hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền của mình đối với tác phẩm là thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả. Theo quy định tại Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Khi đó, trong trường hợp xảy ra tranh chấp chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả để chứng minh quyền lợi hợp pháp của mình.
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
– Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến;
– Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc;
– Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc;
– Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo;
– Trò chơi video và phần mềm máy tính;
– Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc.