Gần đây, báo chí đưa tin xôn xao về một thanh niên có hành vi dàn dựng hiện trường bắt cóc, chụp và gửi hình để đe dọa chính mẹ ruột của mình với mục đích tống tiền, bắt nạn nhân giao ra tiền chuộc. Khi sự việc xảy ra, gây ra nhiều tranh cãi và băn khoăn trong dư luận, liệu là hành vi này có cấu thành tội phạm hình sự hay không? Và nếu có sẽ bị định danh tội phạm như thế nào? Sau đây hãy cũng Luật sư X tìm hiều sâu hơn về vấn đề thông qua bài viết “Dàn dựng bắt cóc tống tiền mẹ ruột có bị xử lý hình sự không?” này các bạn nhé!
Căn cứ pháp lý:
Quy định pháp luật về hành vi tống tiền
Trước hết, cần phân tích rõ bản chất của hành vi tống tiền để xác định tội danh, từ đó mới có thể áp dụng khung hình phạt hợp lý tùy theo tính chất, mức độ của tội phạm. Ở đây, ta thấy rõ nhất hai tính chất của hành vi tống tiền chính là: Uy hiếp, đe dọa tinh thần của nạn nhân có thể là bằng vũ lực hay các thủ đoạn; Và mang tính chất của hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Có thể thấy, hành vi uy hiếp, đe dọa tống tiền người khác là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Hai loại tính chất này của tội phạm tống tiền khi áp vào Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, chính là tội danh được quy định tại Điều 170 về tội Cưỡng đoạt tài sản, cụ thể được ghi nhận như sau:
“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Chế tài xử lý đối hành vi tống tiền
Như những quy định mà Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 ghi nhận như trên thì có các khung hình phạt áp dụng cho từng tính chất phạm tội như sau:
+ Phạt từ từ 03 năm đến 10 năm tù giam;
+ Phạt từ từ 07 năm đến 15 tù giam;
+ Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù giam;
+ Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Dàn dựng bắt cóc tống tiền mẹ ruột có bị xử lý hình sự không?
Về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi dàn dựng bắt cóc tống tiền mẹ ruột có các dấu hiệu tội phạm như sau:
– Có hành vi đe dọa bằng thủ đoạn. Mục đích của việc đe doạ này là làm cho nạn nhân sợ hãi, hoảng loạn tinh thần; và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra gắn liền với hành vi đe doạ nêu trên. Việc đe doạ được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Hình thức trực tiếp ở đây có thể là lời nói, cử chỉ, hành vi … công khai minh bạch, trực tiếp với nạn nhân.
+ Hình thức gián tiếp có thể thông qua hình thức gửi tin nhắn; hình ảnh gửi qua điện thoại, thư nặc danh … mà không trực tiếp đối mặt với nạn nhân.
Ở đây đối với trường hợp dàn dựng bắt cóc tống tiền có thể hiểu được là người phạm tội sử dụng hình thức gián tiếp khi gửi những hình ảnh ghê rợn uy hiếp, đe dọa tinh thần của chính mẹ ruột để ép nạn nhân giao ra tiền, tài sản phục vụ cho nhu cầu cá nhân, hoặc mục đích bất hảo.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện, tiến hành tội phạm này với lỗi cố ý. Với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này .
Theo đúng nguyên tắc thì mục tiêu chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe doạ bằng vũ lực ; hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác. Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ đối với chuyển hoá tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực thi một tội phạm khác ; nhưng sau đó lại nhắm tới mục tiêu chiếm đoạt gia tài, thì cũng sẽ phạm vào tội danh này.
Trong Bộ luật hình sự năm 2015, không có bất cứ quy định gì thêm về đối tượng người phạm tội và nạn nhân có quan hệ như thế nào, có phải thân nhân: mẹ con, vợ chồng,… hay không. Mà chỉ dựa trên tính chất khách quan và chủ quan, mức độ phạm tội của hành vi mà xác định tội danh mà áp dụng khung hình phạt. Việc người phạm tội và người bị hại là mẹ con ruột cũng không trở thành ngoại lệ để có thể áp dụng tình tiết định khung hình phạt tăng nặng hay giảm nhẹ.
Tùy vào mức độ hành vi của người phạm tội để đưa ra chế tài xử lý. Nếu hành vi chỉ dừng ở mức độ tung, gửi hình ảnh để uy hiếp tinh thần, gây lo lắng sợ hãi cho nạn nhân thì sẽ bị phạt tù 03 năm đến 20 năm tù giam. Ngoài ra cũng cần xét đến yếu tố đồng phạm, đối tượng nạn nhân là những ai để đưa ra mức án xử phạt hợp tình, hợp pháp.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý như thế nào?
- Theo quan điểm luật sư có nên hợp pháp hóa tiền ảo để thu thuế không?
- Trộm cắp vặt có bị phạt tù theo pháp luật hình sự hay không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Dàn dựng bắt cóc tống tiền mẹ ruột có bị xử lý hình sự không?”.Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực; nhưng tính chất đe dọa ở hai tội khác nhau cơ bản. Tội cướp tài sản đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực; còn tội cưỡng đoạt tài sản đe dọa tương lai sẽ dung vũ lực, nếu bị hại không trao tài sản.
Hành vi uy hiếp tinh thần là hành vi dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Những hành vi này xét về tính chất cũng giống như hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực vì cùng có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa.
Phạm tội nhiều lần Được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành tội hiếp dâm trẻ em. Đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và còn trong thòi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng được coi là phạm tội nhiều lần đối với trường hợp người phạm tội hiếp dâm từ hai lần trở lên đối với một nạn nhân.