Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khoản 1 điều 36 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.” Đặc điểm của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bao gồm những gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ?
Chế độ hôn nhân tiến bộ là một trong những nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất được ghi nhận tại Luật hôn nhân và gia đình cũng như Hiến pháp của nước ta.
Ở Việt Nam đã trải qua rất nhiều lần thay đổi Luật hôn nhân và gia đình, hiện tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đang là văn bản có hiệu lực thi hành.
Với mỗi văn bản luật hôn nhân và gia đình ra đời sau đều được ghi nhận là phát triển hơn, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn so với luật trước đó. Những sự thay đổi này phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như xu hướng phát triển hiện đại, đẩy lùi cái lạc hậu và tiếp thu cái tiến bộ. Đây chính là biểu hiện của sự tiến bộ. Mặt khác, sự tiến bộ thể hiện qua các khía cạnh sau đây:
- Trước khi kết hôn, đôi nam nữ được tìm hiểu nhau rồi mới tiến tới hôn nhân. Việc tìm hiểu nhau trước khi kết hôn là yếu tố quan trọng giúp hôn nhân được bền vững;
- Sau khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, bình đẳng;
- Trong trường hợp cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được, pháp luật quy định vợ chồng được phép ly hôn theo một trong hai hình thức là ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương.
Đặc điểm của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bao gồm?
Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn trong đó có quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”.
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ bao hàm cả hai khía cạnh đảm bảo quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn.
Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ là rất quan trọng, phù hợp với nguyện vọng của người dân. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án xử lý những trường hợp vi phạm xảy ra trên thực tế.
Xét cho cùng, việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ của Nhà nước là nhằm đảm bảo được mục đích cuối cùng của hôn nhân là xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững.
Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
Nội dung nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Quyền kết hôn trên cơ sở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Quyền kết hôn xuất phát từ bản thân mỗi người và không có ai có quyền áp buộc họ làm trái ý chí của mình. Bất kể người nào ép buộc hoặc cản trở việc kết hôn đều vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ và không được pháp luật công nhận. Nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ trong hôn nhân được Luật hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể hóa ở một số điều luật sau:
Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
…………
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Theo đó, quyền tự nguyện trong việc kết hôn tức là nam và nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì được lập gia đình một cách tự do mà không bị ai ép buộc, ngăn cản. Khi đã kết hôn thì vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và các luật khác có liên quan.
Quyền ly hôn trên cơ sở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Việc tự nguyện trong hôn nhân còn được thể hiện thông qua sự tự nguyện, tự do và bình đẳng trong việc chấm dứt quan hộ hôn nhân. Tức là không có một chủ thể nào có quyền phân biệt, ép buộc một trong hai bên vợ chồng làm thủ tục ly hôn. Tự nguyện ly hôn không đồng nhất với việc ly hôn tùy tiện mà vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Căn cứ ly hôn là điều kiện bắt buộc để thực hiện thủ tục ly hôn. Và chỉ khi nào thỏa mãn điều kiện theo quy định tại điều 55 và điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án mới giải quyết.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn.
Khi đi đăng ký kết hôn thì các cặp đôi cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản sao Chứng minh nhân dân;
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú;
Trường hợp đã kết hôn một lần:
Nếu như một trong hai bên đã kết hôn một lần rồi; thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.
Về thủ tục đăng ký kết hôn thì được quy định như sau:
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn; nếu hai bên đồng ý kết hôn; thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau khi hai bên nam; nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn ; và Sổ đăng ký kết hôn thì Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ; chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn; giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ; chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Trường hợp kết hôn với người thuộc tỉnh thành khác:
Đối với thủ tục kết hôn đối với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh; thành phố khác ; nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh khác thì hoàn toàn có thể thực hiện.
Căn cứ Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn
Nơi cư trú ở đây được xác định là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú. Vì vậy, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại tỉnh đó thì một trong hai bạn phải có tạm trú ở tỉnh đó.
Trường hợp kết hôn tại tỉnh thành khác:
Trường hợp đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoài tỉnh). Trường hơp này; các bên có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh tại quê của chồng/vợ ; nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch:
Khi một người cư trú tại xã, phường; thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường; thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Phạm tội ngoại tình có được tha thứ không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đặc điểm của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bao gồm?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phạt cảnh cáo từ 500.000 đồng đến 1.000.0000 đồng. Với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi; mặc dù đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ; thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, nếu cố tình tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi mà gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Anh em họ trong phạm vi ba đời không thể kết hôn Điều 5 Khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 . Việc kết hôn cận huyết có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe và di truyền, do đó cấm các hành vi kết hôn cận huyết là một cách để nhà hạn chế hiện trạng này.
Trong vòng 5-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ; nếu xét thấy hai bên nam; nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh; thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Khi hoàn thành thủ tục; Ủy ban phường (xã) sẽ cấp 2 bản đăng ký kết hôn; mỗi cô dâu và chú rể giữ một bản.