Mọi thương nhân đều là chủ thể kinh doanh và mọi doanh nghiệp đều là thương nhân vì đều có đăng kí kinh doanh. Còn thương nhân thì chưa chắc đã là doanh nghiệp. Một số thương nhân không phải là doanh nghiệp như hộ kinh doanh, hợp tác xã. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Đặc điểm của chủ thể kinh doanh” qua bài viết sau đây nhé!
Chủ thể kinh doanh
Khái niệm chủ thể kinh doanh không được thể hiện rõ trong luật về mặt pháp lý nhưng nó thể hiện hành vi kinh doanh của chủ thể kinh doanh được hiểu theo nghĩa thực tế và pháp lý là những pháp nhân hay thương nhân nhân thực hiện trên thực tế những hành vi kinh doanh.
Chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì:
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Mọi thương nhân đều là chủ thể kinh doanh và mọi doanh nghiệp đều là thương nhân vì đều có đăng kí kinh doanh. Còn thương nhân thì chưa chắc đã là doanh nghiệp. Một số thương nhân không phải là doanh nghiệp như hộ kinh doanh, hợp tác xã.
Thương nhân có nghĩa bao hàm rộng hơn, đồng nghĩa với chủ thể kinh doanh có nghĩa rộng hơn khái niệm doanh nghiệp.
Đặc điểm của chủ thể kinh doanh
Chủ thể kinh doanh có các đặc điểm sau:
1) Là chủ thể pháp lí được tổ chức dưới một hình thức nhất định với tư cách doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể;
2) Được cơ quan đăng kí kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc được cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp giấy phép đầu tư;
3) Tiến hành một cách độc lập và thường xuyên các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán hoặc dịch vụ trên thị trường để thu lợi nhuận.
Các chủ thể kinh doanh ở Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ti, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác làm kinh doanh. Luật thương mại năm 2005 sử dụng thuật ngữ thương nhân để chỉ các chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động thương mại như mua bán hàng hoá, thực hiện các dịch vụ thương mại hay xúc tiến thương mại một cách độc lập và thường xuyên.
Phân biệt giữa chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp
Về bản chất, đó đều là những chủ thể thực hiện các hoạt động về kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Các hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi chủ thể kinh doanh nói chung hay chủ sở hữu doanh nghiệp nói riêng đều có những đặc trưng cơ bản giống nhau sau đây:
Thứ nhất, cả chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp đều có một điểm chung giống nhau đó chính là thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất nghề nghiệp. Điều này thể hiện qua việc hoạt động kinh doanh mà các chủ thể này thực hiện được coi là công việc mang tính chất lâu dài, ổn định và tạo ra thu nhập.
Thứ hai, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp đều diễn ra trên thị trường, đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động
Thứ ba, chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình một cách thường xuyên, liên tục và độc lập.
Thứ tư, các hoạt động kinh doanh mà chủ thể kinh doanh nói chung và chủ sở hữu doanh nghiệp nói riêng thực hiện đều cùng nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, sinh lời
Tuy nhiên, không phải tất cả chủ thể kinh doanh đều được xác định là chủ sở hữu doanh nghiệp, có thể phân biệt chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp ở những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, chủ thể kinh doanh đa dạng hơn chủ sở hữu doanh nghiệp về đối tượng thực hiện. Cụ thể chủ thể kinh doanh bao gồm cả chủ sở hữu doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh,…Không phải tất cả các chủ thể kinh doanh đều bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Thứ hai, chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ bao gồm những đối tượng là tổ chức, cá nhân có thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Là những tổ chức, cá nhân có tên trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, trên cở sở những nội dung này có thể xác định chủ thể kinh doanh có phạm vi lớn hơn và bao hàm cả về chủ sở hữu của doanh nghiệp. Các đối tượng là tổ chức, cá nhân chỉ cần đáp ứng được yếu tố thực hiện hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục và phát sinh lợi nhuận đều có thể được đánh giá là chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, để được coi là chủ sở hữu doanh nghiệp đòi hỏi phải đáp ứng được các điều kiện pháp lý nhất định liên quan như phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 đối với mỗi hình thức doanh nghiệp nhất định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh 2022
- Con dấu của hộ kinh doanh
- Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại
- Giấy phép kinh doanh nông sản
- Cách chứng minh thu nhập hộ kinh doanh
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đặc điểm của chủ thể kinh doanh”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, trích lục bản án ly hôn, đơn xin trích lục hồ sơ địa chính …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Không phải mọi chủ thể kinh doanh đều phải đăng kí kinh doanh trước khi hoạt động kinh doanh bởi theo quy định tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh, thì có những chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doanh.
– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
+ Tự chủ chọn địa bàn, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh;
+ Chọn hình thức đầu tư, kinh doanh;
+ Quyết định quy mô đầu tư, kinh doanh;
+ Liên doanh, liên kết đầu tư, kinh doanh;
+ Hoạt động kinh doanh theo nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Gỉấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hợp tác xã; bảo đảm điều kiện kinh doanh.