Trong nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức trong quá trình tiến hành xử lý đơn tố cáo thì tiến hành rút đơn tố cáo. Vậy đã rút tố cáo trong thi hành án dân sự rồi thì có được giải quyết tiếp hay không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giảp đáp vấn đề này giúp bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 13/2021/TT-BTP
Đã rút tố cáo trong thi hành án dân sự rồi thì có được giải quyết tiếp không?
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về rút tố cáo, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo như sau:
1. Người tố cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
Trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết.
2. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì vụ việc tố cáo vẫn được giải quyết.
Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết và áp dụng biện pháp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo, xử lý người có hành vi đe dọa, mua chuộc, người tố cáo có hành vi vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo cáo dấu hiệu vi phạm pháp luật thì vẫn được giải quyết theo quy định trên.
Người bị tố cáo là cá nhân chết thì có bị đình chỉ việc giải quyết tố cáo không?
Theo Khoản 5 Điều trên có quy định như sau:
5. Người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người bị tố cáo là cá nhân chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo;
c) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Theo đó, tố cáo vẫn được giải quyết nếu như người bị tố cáo chết và có nội dung tố cáo không liên quan đến trách nhiệm người bị tố cáo. Trường hợp nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo thì người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo.
Giải quyết đối với trường hợp rút tố cáo một phần
Về việc rút đơn tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết tố cáo, Điều 18 Thông tư 13/2021/TT-BTP đã có quy định việc xử lý đối với trường hợp người tố cáo rút tố cáo một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo đình chỉ giải quyết đối với nội dung rút tố cáo đó. Tuy nhiên, Luật Tố cáo 2018 quy định chỉ đình chỉ tố cáo khi người tố cáo rút toàn bộ tố cáo; trường hợp chỉ rút tố cáo một phần thì phần còn lại tiếp tục được giải quyết mà không chỉ rõ là có đình chỉ giải quyết đối với một phần đã được rút hay không.
Ngoài ra, Luật Tố cáo năm 2018 và Nghị định số 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về trường hợp rút tố cáo nhưng người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không được đình chỉ mà vẫn phải giải quyết tố cáo. Do đó, cần nghiên cứu nội dung này để đưa vào Thông tư sửa đổi, bổ sung theo hướng: Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người có thẩm quyền xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
Ngoài ra, liên quan tới thời hạn giải quyết tố cáo, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự là 60 ngày kể từ ngày thụ lý và có thể gia hạn thêm 1 lần nhưng không quá 30 ngày. Tuy nhiên, thời hạn giải quyết tố cáo theo Luật Tố cáo năm 2018 là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý và gia hạn thêm 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày dựa vào tính chất phức tạp của vụ việc. Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật chuyên ngành để giải quyết, các cơ quan thi hành án dân sự sẽ áp dụng thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Đồng thời, hiện nay Luật Tố cáo năm 2018 đã quy định về thời hạn phải thụ lý giải quyết tố cáo là 7 ngày làm việc, rút ngắn thời gian so với Luật Tố cáo năm 2011 là 10 ngày.
Mời bạn tham khảo
- Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu nhanh?
- Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình mới 2022
- Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về “Đã rút tố cáo trong thi hành án dân sự rồi thì có được giải quyết tiếp hay không?“. Hy vọng bài viết ích độc giả. Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty, tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo hộ logo, bảo hộ thương hiệu, mẫu đơn xin trích lục khai tử, Thủ tục tặng cho nhà đất. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
– Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giải quyết.
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
– Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
– Thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Rút đơn tố cáo trong thi hành án dân sự được quy định tại Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự, theo đó:
1. Trường hợp người tố cáo xin rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo và xét thấy việc rút tố cáo là có căn cứ thì người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ đối với nội dung tố cáo đó. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật chưa được phát hiện và xử lý hoặc có căn cứ cho rằng việc rút tố cáo do người tố cáo bị đe dọa, ép buộc thì người giải quyết tố cáo vẫn xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thụ lý đơn tố cáo trong thi hành án dân sự được quy định tại Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự, theo đó:
1. Sau khi tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo và các nội dung khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Luật tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo.
Trường hợp cần thiết, người giải quyết tố cáo có thể làm việc trực tiếp với người tố cáo để làm rõ nội dung tố cáo và các vấn đề khác có liên quan trước khi thụ lý giải quyết tố cáo.
2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý giải quyết tố cáo trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo và thông báo cho người tố cáo và người bị tố cáo biết.