Vào ngày 04/01/2023 vừa qua, Người Phát ngôn Bộ Công an – Trung tướng Tô Ân Xô cho biết Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở đối với Hoàng Quốc Vượng (cựu thứ trưởng Bộ Công Thương). Hiện tại, vụ án đang được điều tra, xác minh và làm rõ theo quy định của pháp luật. Ông Hoàng Quốc Vượng nguyên là thứ trưởng Bộ Công Thương. Sự kiện này gây ra không ít những xôn xao đối với dư luận. Chính vì thế sau đây mời quý độc giả đón đọc bài viết dưới đây về chủ đề Cựu thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị bắt vì tội gì?
Cựu thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị bắt vì tội gì?
Ông Hoàng Quốc Vượng, là cựu thứ trưởng Bộ Công Thương, bị bắt một ngày sau khi nghỉ hưu với cáo buộc về tội danh Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự. Thông tin này đã được Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công An xác nhận. Đây được coi là diễn biến mới trong việc mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố.
Ngay sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, khám xét chỗ ở đối với bị can Hoàng Quốc Vượng.
Liên quan đến vụ án này, đầu tháng 11/2023, CQĐT đã khởi tố 5 cán bộ Tập đoàn EVN và Bộ Công thương cùng về tội danh nêu trên. Các bị can gồm: Trần Quốc Hùng (SN 1976, Phó trưởng Phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực Bộ Công Thương); Trịnh Văn Đoàn (SN 1982, Chuyên viên Phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực Bộ Công Thương); Nguyễn Hữu Khải (SN 1977, Trưởng phòng Kinh doanh mua bán điện, Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam); Đỗ Ngọc Tuyền (SN 1988, Chuyên viên Phòng Kinh doanh mua điện, Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam) và Trương Hoàng Dũng (SN 1982, Chuyên viên Phòng Kỹ thuật và Công nghệ thông tin, Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Hiện vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trong một diễn biến khác, ngày 21/12/2023, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải.
Ông Hải bị bắt trong quá trình Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an thụ lý, điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Ông Hoàng Quốc Vượng, 61 tuổi, tốt nghiệp Trường mỏ MGRI tại Moskva (Nga), sau đó trải qua nhiều vị trí như Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên trước khi được bổ nhiệm giữ chức thứ trưởng Bộ Công Thương từ tháng 8/2010. Đến tháng 9/2012, ông Vượng được điều động sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ vai trò là Chủ tịch hội đồng thành viên, Bí thư Đảng ủy tập đoàn. Ba năm sau, ông thôi cương vị ở EVN để trở lại làm Thứ trưởng Công thương.
Trong thời kỳ làm Thứ trưởng Công Thương từ 2015 đến 2020, ông Vượng được giao chỉ đạo công tác trong lĩnh vực điện lực, năng lượng tái tạo, môi trường và phát triển bền vững, an toàn, công nghệ thông tin, phát triển thị trường. Tháng 11/2020, ông Vượng được điều động, bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và nghỉ hưu hưởng chế độ hưu trí từ 1/1.
Liên quan vụ án tại vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố, hồi tháng 11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố 6 người. Trong số này có ông Nguyễn Danh Sơn, Giám đốc Công ty Mua bán điện cùng ba cấp dưới, Trần Quốc Hùng và Trịnh Văn Đoàn, phó phòng và chuyên viên phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương.
Cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ, được quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người có chức vụ, quyền hạn dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn khác làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm. Cấu thành tội này gồm 4 yếu tố như sau:
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn.
Theo Khoản 2 Điều 352 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình, cho người khác hoặc cho một nhóm người nào đó. Động cơ cá nhân khác có thể là củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất…
Khách thể của tội phạm
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức; làm cho các cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ.
Theo đó, làm trái công vụ là không làm hoặc làm không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được giao.
Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, cụ thể là hành vi phạm tội phải gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Hậu quả của tội phạm rất đa dạng, chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.
Thủ đoạn phạm tội là lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện tội phạm.
Khung hình phạt
+ Khung cơ bản: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
+ Khung tăng nặng:
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (khoản 2 Điều 356)
Phạt tù từ 10 đến 15 năm (khoản 3 Điều 356)
+ Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Cựu thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị bắt vì tội gì?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về trích lục hồ sơ nguồn gốc đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ bị phạt tù ra sao?
- Hành vi lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào theo quy định
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ sẽ bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Khung cơ bản: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015 (Các tội phạm về chức vụ), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.