” Chào luật sư, mới đây TAND Hà Nội đã xử phạt Tạ Văn Thuấn, cựu công an xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hoà; vì giúp hai người Trung Quốc trốn truy nã làm giả chứng minh nhân dân mang tên người Việt. Vậy hành vi Cựu công an làm giả CMND bị xử lý như thế nào?“
Vụ việc cụ thể như sau:
Long nhờ Hương và mẹ đẻ liên hệ làm giúp chứng minh thư giả với quốc tịch Việt Nam. Mẹ con Hương liên hệ với công an xã là Thuấn, công an xã. Vợ chồng Thuấn đồng ý.Ngày 20/3/2015, Thuấn viết đơn xin cấp mới chứng minh nhân dân, trình phó công an xã ký. Và được Hương trả 20 triệu đồng.Với cùng thủ đoạn, tháng 12/2019, vợ chồng Thuấn giúp Min, người tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tội phạm bị Interpol truy nã về tội Lừa đảo hợp đồng làm trót lọt chứng minh nhân dân giả thứ hai.
Tháng 12/2020 và tháng 1/2021, cả hai lần lượt bị Công an Bắc Ninh và Công an Hưng Yên phát hiện, bắt giữ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi này Luật sư X tư vấn như sau
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác là gì?
Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là là hành vi làm ra con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức giống với con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thật của cơ quan, tổ chức đó hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giống với con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ thật của cơ quan, tổ chức đó hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Cấu thành tội phạm của Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức (gọi tắt là Tội làm giả).
Chủ thể của tội phạm
Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự
Ngoài ra, những người phạm tội này cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn; có trách nhiệm trong việc khắc con dấu; trong việc quản lý con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội này là Hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; trong lĩnh vực quản lý hành chính cơ quan Nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác. Bảo vệ sự an toàn của con dấu và các tài liệu; giấy tờ trên cũng chính là bảo đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ này.
Đối tương tác động của tội phạm này là con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện Tội này là lỗi cố ý. Biết hành vi của mình là sai quy định của pháp luật; nhưng vẫn cố tình làm.
Người phạm tội biết hành vi làm con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan; tổ chức là hành vi làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó; để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân nhưng vẫn thực hiện; mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi của tội phạm
Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức. Vì vậy, khi xác định con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức có bị làm giả hay không phải căn cứ vào con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức là con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ có thật, nếu cơ quan tổ chức không có con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ đó thì cũng không thể coi hành vi làm con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ là hành vi làm giả được, vì không có thật thì cũng không có giả.
Khi xác định hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức cũng cần chú ý: Nếu người phạm tội chỉ làm giả con dấu thì chỉ định tội là “làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức”, nếu người phạm tội chỉ làm giả tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức thì chỉ định tội là “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” mà không định tội danh đầy đủ như điều luật quy định.
Đối với hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Người có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân không nhằm chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác như: dùng bằng tốt nghiệp giả để xin việc, để được bổ nhiệm, để tăng lương, để được đi lao động ở nước ngoài; làm giả sổ hộ khẩu để được mua nhà ở thành phố, để được giao đất trồng trồng rừng.
Hậu quả
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành cơ bản của phạm tội này, tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân là tội phạm đã hoàn thành.
Nhưng hậu quả lại là tình tiết định khung hình phạt. Do đó, việc xác định hậu quả do hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức gây ra là rất cần thiết, vì nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm C khoản 2 Điều 342 Bộ luật hình sự; nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 3 Điều 342 Bộ luật hình sự.
Để xác định hành vi phạm tội cần dựa trên các quy định của Nhà nước về con dấu, về tài liệu hoặc các giấy tờ của cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp việc xác định gặp khó khăn cần trưng cầu giám định tư pháp, để xác định con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ có phải là giả hay không.
Cựu công an làm giả CMND bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (gọi tắt là Tội làm giả).
Các khung hình phạt cụ thể như sau:
Khung 1
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó; thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Giải quyết vấn đề
Như vậy hành vi làm CMND bị truy cứu trách nhiệm hình sự; vềTội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (gọi tắt là Tội làm giả). Có mức phạt cao nhất 7 năm tù
Hành vi Thuấn, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (gọi tắt là Tội làm giả). Và Tội Tổ chức môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép. Và bị Tòa tuyên án cho 2 tội này là 7 năm tù.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm giả giấy tờ xuất nhập cảnh bị xử lý như thế nào?
- Cấu thành và mức hình phạt của tội gián điệp
- Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Con dấu quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP; bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy; con dấu có hình biểu tượng; con dấu không có hình biểu tượng; được sử dụng dưới dạng dấu ướt; dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ; quy định con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý; được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.