Chào luật sư! Tôi muốn thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất vì đã vay của A 300 triệu đồng để chăn nuôi lợn; cũng như muốn được cung cấp những thông tin về biện pháp bảo đảm theo quy định; thì tôi sẽ thực hiện tại cơ quan nào? Cơ quan nào sẽ cung cấp thông tincho tôi? Và việc tôi vay tiền vì mục đích chăn nuôi; có ghi rõ trong hợp đồng thì có được miễn phí đăng ký và cung cấp thông tin theo quy định không? Rất mong luật sư giải đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Cung cấp thông tin biện pháp bảo đảm theo quy định? như sau:
Nguyên tắc cung cấp thông tin biện pháp bảo đảm
- Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; tàu bay, tàu biển đảm bảo nguyên tắc nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
- Cơ quan đăng ký không được yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ gì mà pháp luật không quy định trong hồ sơ; không được yêu cầu các bên ký kết hợp đồng sửa lại tên hợp đồng bảo đảm; nội dung hợp đồng bảo đảm; nếu không thuộc trường hợp sai sót do lỗi kê khai của người yêu cầu đăng ký.
- Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác được thực hiện trên cơ sở nội dung tự kê khai trên phiếu yêu cầu đăng ký; đồng thời người yêu cầu đăng ký chịu trách nhiệm trước pháp luật; về tính hợp pháp và chính xác của các thông tin kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký.
- Thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ trong số đăng ký cơ sở dữ liệu và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm cung cấp thông tin; về biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo yêu cầu của cá nhân; pháp nhân, hộ gia đình.
Cơ quan cung cấp thông tin biện pháp bảo đảm
Cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; có các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các vấn đề liên quan đến đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm như sau:
- Đối với tài sản bảo đảm là tàu bay; do Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký và cung cấp thông tin;
- Đối với tài sản bảo đảm là tàu biển; do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải; Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải; (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký; cung cấp thông tin;
- Đối với tài sản là quyền tài sản, tài sản gắn liền với đất; do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký; cung cấp thông tin;
- Đối với tài sản bảo đảnm là động sản khác; do Trung tâm Đăng ký giao dịch; tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký; cung cấp thông tin.
Như vậy là đối với mỗi loại tài sản khác nhau thì việc nộp hồ sơ đăng ký và nhận những thông tin muốn biết về biện pháp bảo đảm được thực hiện tại những cơ quan khác nhau.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Đăng ký biện pháp bảo đảm; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Chứng nhận đăng ký đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất; cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển; tài sản là động sản khác và cấp bản sao các văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm;
- Từ chối đăng ký; từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp có căn cứ quy định tại Điều 15 và Điều 61 của Nghị định này;
- Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật;
- Quản lý thông tin đăng ký trực tuyến theo thẩm quyền;
- Cập nhật thông tin về biện pháp bảo đảm vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm;
- Lưu trữ hồ sơ; tài liệu về đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Trách nhiệm:
- Đăng ký chính xác nội dung phiếu yêu cầu đăng ký;
- Đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đúng thời hạn; trừ trường hợp bất khả kháng;
- Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm; trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm đúng với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
Phí cung cấp thông tin biện pháp bảo đảm
Khi có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm; yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm; yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm; yêu cầu cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; thì người yêu cầu phải nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm; phí cấp bản sao và phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm; theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký; phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ chứng minh trường hợp không phải nộp phí
Trường hợp cá nhân, hộ gia đình là đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm; theo quy định của pháp luật về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thì người yêu cầu đăng ký nộp một trong các loại giấy tờ sau đây để làm căn cứ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí:
- Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân; hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp; nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản xác nhận (có chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân; hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp; nông thôn (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó đã có một trong các loại giấy tờ quy định trên; thì người yêu cầu đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ nêu trên.
Có thể bạn quan tâm
- Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp đặc biệt
- Biến động tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật?
- Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác
Như vậy; đối với trường hợp trên của bạn thì việc đăng ký và cung cấp thông tin được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định; và trường hợp của bạn là vay vốn với mục đích chăn nuôi là mục đích nông nghiệp nên sẽ được miễn phí đăng ký và cung cấp thông tin; đây là 1 quy định hết sức tiến bộ; tạo điều kiện cho người dân.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cung cấp thông tin biện pháp bảo đảm theo quy định?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp cá nhân, hộ gia đình là đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm; theo quy định của pháp luật về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Người yêu cầu đăng ký bao gồm: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản; nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này.
Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp, trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.