Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều người dùng lý do dịch bệnh là sự kiện bất khả kháng để phá vỡ hợp đồng; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Vậy COVID-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Sự kiện bất khả kháng
Khái niệm sự kiện bất khả kháng
Theo quy định của bộ luật Dân sự hiện hành, sự kiện bất khả kháng được định nghĩa như sau: Đây là một sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan được quy định là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Do đó, có thể hiểu, một sự kiện được coi là bất khả kháng hoặc là trở ngại khách quan nếu đáp ứng được các điều kiện sau
- Xảy ra khách quan: Là sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của con người như thiên tai; động đất; sóng thần; dịch bệnh; chiến tranh
- Không thể lường trước được: Là sự kiện mà các bên tại thời điểm thực hiện thỏa thuận hoặc trong quá trình thực hiện thỏa thuận không lường trước được hậu quả xảy ra
- Không thể khắc phục: Là sự kiện mặc dù đã được áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng vẫn không thể khắc phục được những hậu quả do sự kiện khách quan hoặc do sự việc không lường trước được gây ra.
Sự kiện bất khả kháng trong giao dịch dân sự
Trong giao dịch, quan hệ hợp đồng dân sự hoặc thương mại, việc chứng minh sự kiện bất khả kháng sẽ giúp bên vi phạm không phải bồi thường thiệt hại. Với sự kiện bất khả kháng, pháp luật cho phép “bên không thực hiện đúng nghĩa vụ” sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra pháp luật cũng cho phép “người gây thiệt hại ngoài hợp đồng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Luật Thương mại 2005 đã nêu nêu “người vi phạm hợp đồng thương mại được miễn trách nhiệm”.
Tuy nhiên, bên vi phạm, bên mong muốn được miễn trừ trách nhiệm khi áp dụng sự kiện bất khả kháng, cần tuân thủ quy định sau:
- Phải thông báo bằng văn bản cho bên bị vi phạm về sự kiện bất khả kháng xảy ra gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự, thương mại
- Phải có nghĩa vụ chứng minh
COVID-19 có phải là sự kiện bất khả kháng không?
Covid-19 được coi là sự kiện bất khả kháng khi nó thỏa mãn, hội tụ đủ các yếu tố tại quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong đó, sự kiện xảy ra khách quan; không thể lường trước được hiểu là diễn ra nằm ngoài khả năng kiểm soát bằng ý chí; hành động của con người; do tác nhân tự nhiên hoặc nhân tạo các bên chịu ảnh hưởng không thể biết, kiểm soát được như động đất, sóng thần, dịch bệnh, thiên tai, địch họa… Trước sự kiện xảy ra, chủ thể đã nỗ lực tìm, thực hiện các giải pháp trong khả năng thực tế hiện có được cho là phù hợp, khả thi giải quyết; nhưng không khắc phục.
Hơn nữa, theo tình hình hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nước ta như:
- Dừng các hoạt động du lịch, kinh tế, xuất khẩu…
- Cách ly người dân dẫn đến việc người lao động nghỉ làm; học sinh, sinh viên nghỉ học; thầy cô giáo nghỉ dạy…
Có thể thấy, những ảnh hưởng đến các hoạt động này là không thể khắc phục được. Tóm lại, xét về mặt pháp lý, dịch bệnh Covid-19 là sự kiện khách quan, không thể lường trước. Với những yếu tố trên; kết hợp với việc Thủ tướng công bố dịch nCoV có thể xác định đây là sự kiện bất khả kháng.
Miễn trừ trách nhiệm trong sự kiện bất khả kháng được hiểu thế nào?
Điều này phụ thuộc yếu tố:
- Sự kiện bất khả kháng phải ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến giao dịch, quan hệ hợp đồng kinh tế, dân sự bị vi phạm thì mới thuộc trường hợp được miễn trừ trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ, nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng.
- Bên vi phạm, bên gây thiệt hại phải chứng minh được đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục nhưng không được. Tuy nhiên kết luận cuối cùng về việc này phải do tòa án quyết định.
Tham khảo bài viết: Sự kiện bất khả kháng là gì?
Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan; tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng
Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết; hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được; mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Sai. Không phải cứ có thiệt hại trên thực tế thì bên gây ra thiệt hại phải bồi thường. Bởi trong trường hợp vi phạm do sự kiện bất khả kháng; bên bị ảnh hưởng nếu thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thông báo; hoặc các thỏa thuận khác cho bên kia thì được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm; hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình