Xin chào luật sư. Công ty tôi đang dự kiến tổ chức một buổi hội thảo nhưng còn băn khoăn nhiều vấn đề. Luật sư cho tôi hỏi việc công ty tôi tổ chức hội thảo thì có cần xin giấy phép hay không? Hồ sơ, thủ tục xin cấp phép tổ chức hội thảo như thế nào? Công văn xin phép tổ chức hội thảo quy định ra sao? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công văn xin phép tổ chức hội thảo
Nội dung công văn xin phép tổ chức hội thảo phải có đủ các phần sau đây:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa danh và thời gian gửi công văn.
- Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.
- Chủ thể nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân).
- Số và ký hiệu của công văn.
- Trích yếu nội dung.
- Nội dung công văn.
- Chữ ký, đóng dấu.
- Nơi gửi.
– Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn
- Công văn hướng dẫn: hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới.
- Công văn đôn đốc: đôn đốc cấp dưới, tránh được sự thiếu triệt để trong những hoạt động chuyên môn hoặc kịp thời chỉ ra những sai sót cần khắc phục trong thực tiễn.
– Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn. Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:
- Viện dẫn vấn đề.
- Giải quyết vấn đề.
- Kết luận vấn đề.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép tổ chức hội thảo
Nếu đối tượng thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép tổ chức sự kiện, hội thảo là doanh nghiệp thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp. Nếu là tổ chức thì đối tượng xin cấp Giấy phép tổ chức sự kiện, hội thảo phải cung cấp bản sao Giấy chứng nhận thành lập.
- Đơn xin cấp Giấy phép tổ chức sự kiện/hội thảo.
- Bản sao các giấy tờ tài liệu về nội dung của sự kiện (kịch bản, danh sách người tham gia biểu diễn, bộ sưu tập, tác phẩm…) hoặc đề án, kế hoạch tổ chức hội thảo…
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến địa điểm tổ chức, Giấy ủy quyền của khách hàng cho đơn vị tổ chức sự kiện, hội thảo (nếu có).
Trên cơ sở những thành phần hồ sơ cơ bản nêu trên, với mỗi một lĩnh vực thuộc một cơ quan quản lý chuyên môn khác nhau thì hồ sơ sẽ được bổ sung thêm các loại giấy tờ phù hợp khác.
Thủ tục xin cấp phép tổ chức hội thảo
Hồ sơ đề nghị cho phép tổ chức Hội thảo phải được gửi tới Sở Thông tin và Truyền thông ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến tổ chức.
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành chuyển hồ sơ để lấy ý kiến của các Sở, ngành có liên quan đến nội dung hội thảo. Trong thời gian 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành có liên quan phải trả lời bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông. Nếu quá thời gian trên, các Sở, ngành không có ý kiến xem như đồng ý. Sau khi nhận được ý kiến từ các Sở, ngành chuyên môn, trong thời gian 02 ngày làm việc, Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định và trả lời cho công ty bạn.
Tổ chức hội thảo nhưng không xin phép bị phạt thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với hành vi báo cáo không đúng về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với một trong các hành vi sau:
- Không báo cáo về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định;
- Không báo cáo kết quả chương trình, dự án hợp tác về pháp luật; kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật theo quy định.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đối với một trong các hành vi sau:
- Không tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm định, lấy ý kiến của Bộ Tư pháp đối với văn kiện chương trình, dự án, phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đối với hành vi báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến việc thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án, phi dự án, hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đối với một trong các hành vi sau:
- Thực hiện chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật khi chưa có quyết định phê duyệt có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
- Thực hiện chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật khi đã có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
- Phê duyệt không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định đối với các chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Công văn hướng dẫn rút yêu cầu khởi tố quy định thế nào?
- Mẫu công văn đề nghị phối hợp mới năm 2022
- Mẫu công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Công văn xin phép tổ chức hội thảo năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Trích lục ghi chú ly hôn; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Công văn xin phép tổ chức hội thảo được hiểu là công văn gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hội thảo nhằm chờ chấp thuận ý kiến được tổ chức hội thảo trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối với lĩnh vực tổ chức sự kiện, hội thảo. Trước khi cá nhân, tổ chức thực hiện việc tổ chức một sự kiện hay hội thảo, hội nghị. Họ đều phải có giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Cơ quan, đơn vị (đối tượng) xin cấp Giấy phép tổ chức sự kiện, hội thảo sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền theo các phương thức sau:
– Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
– Nộp qua đường bưu điện. Nếu cơ quan có thẩm quyền có áp dụng thực hiện phương thức này.
– Nộp qua mạng. Nếu cơ quan có thẩm quyền có áp dụng phương thức này.