Chuyển nhầm tiền, dư tiền, sai tài khoản,… là một trong những vấn đề thường gặp khi sử dụng các app chuyển tiền của ngân hàng hiện nay. Chính vì vậy, pháp luật có quy định công văn hoàn tiền chuyển nhầm, dư tiền. Vậy công văn này quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư là gì?
Thực trạng chuyển tiền nhầm hay chuyển dư tiền diễn ra khá phổ biến hiện nay. Khi phát hiện ra tiền bị chuyển nhầm hay chuyển dư, đối tượng là người chuyển cần phải chuẩn bị công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm.
Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư cũng chính vì thế mà được sử dụng khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư có những ý nghĩa cũng như đóng góp các vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống.
Công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư để làm gì?
Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư vào tài khoản được dùng để nhằm mục đích có thể thực hiện yêu cầu thu hồi tiền chuyển nhầm vào tài khoản, rút lại tiền chuyển nhầm qua ngân hàng.
Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư thực chất chính là mẫu công văn thường được dùng trong các trường hợp khi phát sinh các vấn đề trong giao dịch thanh toán giữa các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức hay giữa các cá nhân, hay khi việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng xảy ra việc chuyển khoản nhầm vào tài khoản của một đơn vị khác mà đơn vị đó không tham gia giao dịch, hoặc chuyển khoản thanh toán dư hơn số tiền cần phải thực hiện việc thanh toán.
Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư sẽ nêu rõ thông tin công ty nơi nhận tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư; Số tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư và đưa ra đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.
Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư
CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
Số: …/CV – …
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–oOo—–
CÔNG VĂN
(V.v: Đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm)
Kính gửi: ……
– Tên Doanh nghiệp: ……
– Mã số thuế: ……
– Địa chỉ trụ sở: ……
– Số điện thoại: …… Số Fax: ……
– Đại diện: Ông/Bà ….. Chức vụ: ……
Căn cứ theo Hợp đồng số: ….. đã ký ngày …. tháng …..năm ….. giữa Công ty ….. và Công ty …… đã thoả thuận và thống nhất về Điều khoản Thanh toán, chúng tôi đã chuyển khoản thanh toán hợp đồng theo quy định vào ngày ….. tháng ….. năm …..
Tuy nhiên, thay vì chỉ chuyển khoản thanh toán số tiền theo hợp đồng là …. đồng (Bằng chữ: ……. đồng ), nhưng do sơ suất trong việc làm giấy tờ thanh toán, kế toán của công ty chúng tôi đã thực hiện chuyển nhầm số tiền là: ….. đồng (Bằng chữ: …. đồng ). Vì vậy, chúng tôi đã chuyển dư cho Công ty ….. số tiền: ……. Đồng (Bằng chữ: …..đồng)
Nay, Công ty ….. làm công văn này đề nghị Quý Công ty …… kiểm tra và chuyển lại cho Công ty …. số tiền đã chuyển thừa như trên để chúng tôi thuận tiện trong việc kiểm tra và đối chiếu sổ sách kế toán cũng như thực hiện các báo cáo gửi đến Cơ quan Thuế quản lý.
Kính mong Quý Công ty …. xem xét và sớm hồi đáp.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
– Như trên
– Lưu VT
….., ngày ….. tháng ….. năm ….
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP/TỔ
Hướng dẫn cách soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư
Phần mở đầu:
- Thông tin của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
- Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên biên bản cụ thể là công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm.
Phần nội dung chính của biên bản:
- Thông tin công ty nơi nhận tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.
- Căn cứ theo Hợp đồng.
- Số tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.
- Đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.
- Lời cảm ơn.
Phần cuối biên bản:
- Thông tin nơi nhận công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm.
- Thông tin về thời gian và địa điểm lập công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm.
- Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đại diện cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm.
Một số nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư
Thứ nhất: Chuyển tiền sai tên người nhận là một nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.
Trên thực tế thì trường hợp xảy ra chuyển tiền sai tên người nhận khá phổ biến, các chủ thể đã nhập đúng tài khoản nhưng lại sai tên người nhận thì giao dịch sẽ không thành công, số tiền bị chuyển sai sẽ được hoàn về tài khoản của các chủ thể đó. Nếu sau vài ngày mà ngân hàng vẫn chưa liên hệ thì có nghĩa số tiền đó đang bị treo.
Phần tên sai có thể do cấu trúc nhập tên người nhận không dấu của một số ngân hàng, hoặc bản thân người chuyển nhập không chính xác.
Thứ hai: Chuyển tiền sai số tài khoản là một nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.
Vì số tài khoản là dãy số dài nên rất dễ xảy ra lẫn lộn khi tiến hành việc chuyển tiền. Thêm nữa nếu các chủ thể nhập sai số tài khoản nhưng hệ thống ngân hàng lại không yêu cầu nhập thêm tên để xác nhận nên rất dễ bị chuyển nhầm. Số tài khoản nhập vào ban đầu có thể sai 1 hoặc nhiều số, hoặc sai cấu trúc số tài khoản gồm cả số và chữ.
Thứ ba: Chuyển tiền sai ngân hàng là một nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.
Nếu cấu trúc số tài khoản ngân hàng giống nhau mà các chủ thể vẫn bị chuyển nhầm rất có thể là do bạn chọn sai ngân hàng mở thẻ. Lúc này tiền được chuyển đến đúng số tài khoản nhưng lại sai ngân hàng. Nên người cần nhận không nhận được số tiền mong muốn.
Thứ tư: Chuyển nhầm số tiền cần gửi là một nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.
Chuyển nhầm số tiền cần gửi được biết đến là trường hợp hay gặp phải khi chuyển tiền. Lúc nhập số tiền gửi, người gửi thường không để ý nên có thể nhập sai, nhất là những mệnh giá tròn. Việc nhập dư các số 0 dễ khiến chuyến sai số tiền cần gửi.
Mời bạn xem thêm:
- Nhân viên ngân hàng chuyển nhầm tiền phải làm sao?
- Khách hàng chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty xử lý thế nào?
- Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác có lấy lại được không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Công văn hoàn tiền chuyển nhầm tiền, dư tiền“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến muốn giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, thành lập công ty Hà Nội, xin giấy phép bay flycam, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, muốn đổi tên trong giấy khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, đổi tên căn cước công dân…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Là trường hợp bạn chuyển nhầm tiền sang tài khoản cùng ngân hàng thì thực hiện các bước lấy lại tiền như sau:
Bước 1: Lưu giữ hình ảnh, hoá đơn giao dịch chứng minh chuyển nhầm tiền.
Bước 2: Đến bất cứ điểm giao dịch nào của ngân hàng liên hệ hỗ trợ xử lý nhanh chóng.
Bước 3: Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp các giấy tờ hình ảnh liên quan cùng mẫu đơn theo quy định.
Bước 4: Ngân hàng sẽ kiểm tra lại thông tin cá nhân, số tiền chuyển nhầm rồi gọi điện thoại liên hệ với người tiền nhầm để yêu cầu hoàn trả.
Trường hợp 1: Người nhận chuyển nhầm chưa sử dụng số tiền chuyển nhầm thì ngân hàng tiến hành phong tỏa và chuyển trả lại cho người chuyển nhầm.
Trường hợp 2: Người nhận chuyển nhầm đã sử dụng số tiền chuyển nhầm thì sẽ được ngân hàng yêu cầu trả lại. Nếu quá hạn hoàn trả, ngân hàng sẽ hướng dẫn người chuyển nhầm khởi kiện theo quy định.
Bước 5: Kết thúc quá trình yêu cầu chuyển hoàn số tiền chuyển nhầm.
Sau khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản cùng ngân hàng, bạn nên liên hệ ngay với ngân hàng để xác minh việc giao dịch nhầm lẫn. Ngân hàng sẽ rà soát, kiểm tra giao dịch đã phát sinh trên. Nếu xác nhận được thông tin giao dịch của bạn là nhầm lẫn, ngân hàng sẽ liên hệ với đại diện chi nhánh quản lý tài khoản mà bạn đã chuyển tiền nhầm và yêu cầu họ chuyển hoàn lại.
Nếu tài khoản thụ hưởng mà bạn đã chuyển nhầm vẫn còn đủ số dư khả dụng thì tiền sẽ được hoàn lại vào tài khoản của bạn. Trong trường hợp người được chuyển nhầm đã rút hết tiền và cố ý không hoàn trả hoặc không còn khả năng hoàn trả thì phía ngân hàng buộc phải liên hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng như tòa án, công an để thu hồi lại số tiền.
Trong trường hợp của bạn, nếu ngân hàng không liên hệ được với người nhận qua số điện thoại thì bạn có thể yêu cầu ngân hàng liên hệ qua địa chỉ hoặc thông báo qua tài khoản banking (nếu có). Nếu người nhận cố ý không hoàn trả hoặc không còn khả năng hoàn trả thì bạn có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin cá nhân của người nhận để khởi kiện đòi lại tiền hoặc làm đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan công an để tiến hành điều tra.
Việc người nhận được tiền chuyển nhầm mà cố ý không hoàn trả hoặc không còn khả năng hoàn trả thì có dấu hiệu của hành vi “chiếm đoạt tài sản trái phép”, sẽ bị xem xét xử phạt hành chính theo Điều 15 (vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác), Nghị định số 144/2021/NĐ-CP hoặc áp dụng biện pháp hình sự về tội “chiếm giữ trái phép tài sản của người khác”, theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Theo đó, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng, cùng với đó là phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Nếu sau khi điều tra có dấu hiệu người này đã sử dụng hết số tiền mà bạn đã chuyển nhầm thì sẽ xem xét thêm tội “sử dụng trái phép tài sản của người khác”, quy định tại Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Tuỳ vào việc liên hệ, kết nối với người nhận chuyển nhầm mà thời gian bạn lấy lại tiền chuyển nhầm nhanh hay chậm. Tuy nhiên cũng có thời gian quy định cho việc hoàn trả khi chuyển tiền nhầm tài khoản là từ 10 -15 ngày sau xác nhận của các bên. Nếu quá thời hạn này, người chuyển nhầm hoàn toàn có thể khởi kiện tội chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.