Để xem và tải về Công văn 4481/BCT-TTTN mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X nhé. Như bạn đã biết hành hóa, dịch vụ thiết yếu ai cũng biết ngay đó là gì. Đó là những mặt hàng phục vụ cho đời sống. Là những mặt hàng không thể thiếu trong dời sống sinh hoạt con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hàng hóa thiết yếu cụ thể là những gì. Đặc biệt trọng bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Việc quan tâm biết các mặt hàng thiết yếu không chỉ để biết mà còn để tránh vi phạm quy định trong phòng chống dịch.
Thuộc tính pháp lý
Số hiệu: | 4481/BCT-TTTN | Ngày ban hành: | 27/07/2021 |
Loại văn bản: | Công văn | Ngày hiệu lực: | 27/07/2021 |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Người ký: | Hoàng Anh Tuấn |
Xem và tải xuống Công văn 4481/BCT-TTTN
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là gì?
Điều 4 Luật Giá năm 2012 có giải thích cụm từ “hàng hoá, dịch vụ thiết yếu” là những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên đây chỉ nhằm đảm bảo vật giá thị trường.
Chính vì vậy mà Công văn 4481/BCT-TTTN được ban hành. Theo Công văn này có thể kể tên các mặt hàn thiết yếu tại phụ lục II, III, IV. Cụ thể như sau:
Nhóm thực phẩm
Bao gồm các mặt hàng theo danh mục tại Phụ lục II, phụ lục III, và mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm, cụ thể tại Phụ lục gửi kèm.
Các sản phẩm, nhóm thực phẩm hành hóa thuộc thẩm quyền quản lý của bộ y tế.
Như: nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; thực phẩm chức năng; Các vi chất bổ sung vào thực phẩm; Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Các sản phẩm nhóm thực phẩm hành hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NNVPTNT.
Như: Ngũ cốc; Thịt và các sản phẩm từ thịt; Thủy sản và sản phẩm thủy sản; Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; Trứng và các sản phẩm từ trứng; Sữa tươi nguyên liệu; Mật ong và các sản phẩm từ mật ong; Thực phẩm biến đổi gen; Muối; Đường; Chè; Cà phê; Ca cao; Hạt tiêu; Điều; Nông sản thực phẩm khác.
Các sản phẩm nhóm thực phẩm hành hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương.
Như: Nước giải khát; Sữa chế biến; Dầu thực vật; Bột, tinh bột; Bánh, mứt, kẹo; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến; kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
bao gồm các mặt hàng như sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi…
Bạn đọc có thể thích:
Nhóm nhiên liệu, năng lượng
như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than…
Và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương.
Câu hỏi thường gặp
Mật ong và các sản phẩm từ mật ong được xác định là hàng hóa thiết yếu.
– Mật ong nguyên chất, cô đặc, pha loãng
– Sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa có lẫn hoặc không có mật ong
– Các sản phẩm có chứa mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa
Nông sản thực phẩm khác gồm:
– Các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,…) đã hoặc chưa chế biến
– Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm khác dạng nguyên bản hoặc đã sơ chế, chế biến (măng, mộc nhĩ, nấm; sản phẩm từ đậu nành ngoại trừ dầu; vỏ, rễ, lá, thân, hoa ăn được của một số loại cây,…)
– Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến.
Nước giải khát thiết yếu là:
– Đồ uống đóng hộp, bao gồm nước ép rau, quả
– Nước giải khát cần pha loãng trước khi dùng
– Nước giải khát dùng ngay