Hiện nay, hoạt động tài chính đang ngày càng phát triển. Tài chính là một phương thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tiền trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể. Tài chính có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Các chủ thể của hoạt động tài chính có thể kể đến như ngân hàng, tổ chức tín dụng hay các công ty tài chính. Có vẻ như các công ty tài chính không được nhiều người biết đến vì nó không phổ biến như các ngân hàng. Vậy công ty tài chính là gì? Hình thức tổ chức của công ty tài chính như thế nào? Điều kiện xin cấp phép thành lập công ty tài chính cổ phần ra sao? Hồ sơ thành lập công ty tài chính cổ phần bao gồm những gì? Điều kiện khai trương hoạt động công ty tài chính cổ phần như thế nào? Công ty tài chính không được phép làm gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý cần thiết để bạn có thể áp dụng vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
- Luật Tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017
- Thông tư 30/2015/TT-NHNN
Khái niệm công ty tài chính
Công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư. cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ nhưng trên nguyên tắc riêng được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Theo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Tương tự như các loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác, công ty tài chính bị pháp luật hạn chế hai loại nghiệp vụ kinh doanh là không được nhận tiền gửi ngắn hạn (dưới một năm) và không được thực hiện các dịch vụ thanh toán. Tổ chức và hoạt động của công tỉ tài chính chịu một số hạn chế của pháp luật áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.
Hình thức tổ chức của công ty tài chính
Điều 4 Thông tư 30/2015/TT-NHNN quy định về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng như sau:
1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới các hình thức sau đây:
a) Công ty cổ phần do các cổ đông là tổ chức và cá nhân cùng góp vốn thành lập theo quy định;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một ngân hàng thương mại Việt Nam làm chủ sở hữu;
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ngân hàng thương mại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn thành lập (trong đó một ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu ít nhất 30% tổng số vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc các ngân hàng thương mại Việt Nam góp vốn thành lập.
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức tín dụng nước ngoài làm chủ sở hữu hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn thành lập.
Theo đó, đối với công ty tài chính trong nước có thể tổ chức thành lập dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (1 thành viên là ngân hàng thương mại Việt Nam), công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (trong đó có thành viên là ngân hàng thương mại Việt Nam).
Điều kiện xin cấp phép thành lập công ty tài chính cổ phần
Điều kiện về vốn
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cụ thể là công ty tài chính cần đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định theo quy định của chính phủ từng thời kì. Mức vốn này được quy định dựa trên tình hình kinh tế và các vấn đề liên quan khác trong từng thời điểm cụ thể. Hiện nay mức vốn pháp định mà pháp luật quy định đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là công ty tài chính áp dụng mức vốn 500 tỷ đồng.
Điều kiện về cổ đông sáng lập
Theo Thông tư 30/2015/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 15/2016/TT-NHNN các điều kiện đối với cổ đông sáng lập được quy định hết sức cụ thể tại Khoản 2 điều 11.
Điều kiện về cổ đông
a) Cổ đông là cá nhân:
+ Phải mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật.
+ Không thuộc các trường hợp là đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
b) Cổ đông là tổ chức:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Kinh doanh có lãi trong 03 năm liên tục trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép.
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về Thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định đến ngày nộp hồ sơ.
Thêm vào đó, đối với tổ chức là doanh nghiệp Việt Nam (trừ ngân hàng thương mại) cần đảm bảo các điều kiện về vốn sở hữu tối thiểu là 500 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu là 1000 tỷ đồng trong 03 năm tài chính liền kề trước ngày nộp hồ sơ. Trường hợp tổ chức là ngân hàng thương mại thì tổng tài sản tối thiểu cần đảm bảo là 100.000 tỷ đồng và một số điều kiện đặc thù khác liên quan.
Hồ sơ thành lập công ty tài chính cổ phần
Căn cứ quy định tại Điều 15 Thông tư 30/2015/TT-NHNN. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin cấp Giấy phép (theo mẫu).
+ Dự thảo Điều lệ, phương án hoạt động: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu.
+ Danh sách, lý lịch (theo mẫu) các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) Công ty tài chính.
+ Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức góp vốn điều lệ của các bên góp vốn.
+ Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm: Quyết định thành lập; Điều lệ hiện hành; Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành; Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp; Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
Trình tự thủ tục cấp Giấy phép
Điều 8 Thông tư 30/2015/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhưu sau:
Bước 1: Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 13, Điều 14, khoản 1, 2, 3 Điều 15, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16 Thông tư này và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.
Bước 4: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 15, khoản 7 Điều 16 Thông tư này và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản.
Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.
Điều kiện khai trương hoạt động công ty tài chính cổ phần
Theo quy định tại Điều 26 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Điều kiện khai trương hoạt động đối với công ty tài chính cổ phần như sau:
Một là, đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước;
Hai là, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ, vốn được cấp, có kho tiền đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
Ba là, có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
Bốn là, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;
Năm là, có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới;
Sáu là, vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động;
Bảy là, đã công bố thông tin hoạt động theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì công ty tài chính tiến hành khai trương hoạt động.
Công ty tài chính không được phép làm gì?
Công ty tài chính được thực hiện các hoạt động sau đây:
Hoạt động ngân hàng
Căn cứ tại Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về các hoạt động ngân hàng của công ty tài chính, cụ thể:
– Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:
+ Nhận tiền gửi của tổ chức;
+Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
+ Bảo lãnh ngân hàng;
+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
+ Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
– Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này.
Mở tài khoản của công ty tài chính
Căn cứ tại Điều 109 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định như sau:
– Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
– Công ty tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
– Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
Như vậy, theo các quy định trên thì công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động động phát hành thẻ tín dụng, được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài.
Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính
Căn cứ tại Điều 110 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017), quy định như sau:
– Công ty tài chính chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
– Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư.
3. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
– Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính
Căn cứ tại Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về các hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng bao gồm:
– Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng. Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân và ủy thác vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định tại Điều 104 của Luật này.
– Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
– Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
– Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
– Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư.
– Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng.
Như vậy, công ty tài chính chỉ được phép thực hiện các hoạt động kể trên.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty
- Hồ sơ thay đổi người đứng đầu chi nhánh công ty Cổ phần
- Có cần nộp sổ bảo hiểm cho công ty mới không?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật tài chính tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Công ty tài chính không được phép làm gì?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, quy định về hoạt động của công ty tài chính bao thanh toán, cụ thể như sau:
– Điều kiện hoạt động bao thanh toán đối với công ty tài chính bao thanh toán:
+ Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này;
+ Dư nợ bao thanh toán tối thiểu chiếm 70% tổng dư nợ cấp tín dụng hoặc một tỷ lệ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
– Công ty tài chính bao thanh toán được thực hiện các hoạt động quy định tại điểm a, e khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Điều 6, 7, 8, 11 và Điều 14 Nghị định này khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Nghị định này, trừ các hoạt động sau đây:
+ Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, mua bán trái phiếu doanh nghiệp;
+ Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh;
+ Ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng khác thực hiện cấp tín dụng.
– Điều kiện hoạt động tín dụng tiêu dùng đối với công ty tài chính tín dụng tiêu dùng:
+ Các điều kiện quy định tại Điều 9 và/hoặc Điều 12 Nghị định này;
+ Dư nợ tín dụng tiêu dùng tối thiểu chiếm 70% tổng dư nợ cấp tín dụng hoặc một tỷ lệ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
– Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng được thực hiện các hoạt động quy định tại điểm a, e khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Điều 6, 7, 8, 9, 12 và Điều 14 Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này, trừ các hoạt động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều này.
– Công ty tài chính:
Có vốn pháp định nhỏ hơn ngân hàng. Theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP quy định công ty tài chính có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng
– Ngân hàng thương mại
Vốn pháp định lớn hơn. Theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP quy định NHTM có mức vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.
Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được quy định tại Điều 9 Thông tư 43, sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN như sau:
“1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi công ty tài chính đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ báo cáo về khung lãi suất cho vay tiêu dùng theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa của hình thức cho vay này. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tiêu dùng do Công ty tài chính tự điều chỉnh phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng.
Theo đó, công ty tài chính sẽ căn cứ vào mức lãi suất cho vay cơ bản của ngân hàng nhà nước để đề ra mức lãi suất áp phù hợp.
Khi cho vay tiêu dùng, các công ty tài chính thường tính lãi suất theo 02 cách sau:
– Cách thứ 1: Tính lãi suất trên số dư nợ giảm dần được tính trên số tiền thực tế mà người vay đang còn nợ. Ưu điểm của cách tính này là người vay sẽ có lợi hơn rất nhiều khi thỏa thuận các công ty tài chính vì số tiền thực tế đã được trừ đi số tiền gốc mà bạn đã chi trả trong các kỳ nộp lãi trước đó.
– Cách thứ 2: Tính lãi suất trên phần dư nợ gốc được tính trên tổng số tiền mà người vay vay lúc đầu, lãi này được tính trong suốt thời hạn vay.