Xin chào Luật sư! Tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Thanh Xuân, Hà Nội. Theo như tôi tìm hiểu, hiện nay, nền kinh tế phát triển, đời sống của con người cũng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chính vì thế, hoạt động tài chính – ngân hàng ngày càng phát triển sâu rộng và toàn diện. Số lượng các tổ chức tín dụng, công ty tài chính ngày càng nhiều. Trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, việc nhận tiền gửi là một trong những hình thức nghiệp vụ phổ biến nhất. Khi gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, khách hàng sẽ được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận trước. Tuy nhiên, đối với công ty tài chính, tôi có thắc mắc rằng, công ty tài chính có được nhận tiền gửi không? Quyền được nhận tiền gửi của các hình thức tổ chức tín dụng ra sao? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi 2017
Nhận tiền gửi là gì?
Khoản 13 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.”
Nhận tiền gửi là nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Quyền được nhận tiền gửi của các hình thức tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân (khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).
Quyền là khái niệm dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức, theo đó cá nhân và tổ chức được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Quyền được nhận tiền gửi của các hình thức tổ chức tín dụng là hoạt động kinh doanh nghiệp vụ của doanh nghiệp dưới nhiều hình thức: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng gồm các hình thức: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.
Nhận tiền gửi không kì hạn hoặc tiền gửi có kì hạn là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo một thời hạn từ ngày tháng năm này đến ngày tháng năm khác nhất định hoặc không xác định thời hạn gửi.
Ngân hàng thương mại
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi dưới các hình thức sau:
“1.Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền .
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước”.
Trong đó quyền nhận tiền gửi tiết kiệm được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN Thông tư quy định về tiền gửi tiết kiệm: Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi cá nhân, theo các điều khoản khác nhau, chỉ có những ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối mới được nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, và việc nhận tiền gửi này phải phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của chính phủ Việt Nam và ngân hàng nhà nước về quản lí ngoại hối Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam và các cá nhân nước ngoài sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ các cá nhân người cư trú.
Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
Theo Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, công ty tài chính được thực hiện quyền nhận tiền gửi dưới các hình thức sau:
“a, Nhận tiền gửi của tổ chức;
b, Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
c, Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này.”
Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc; được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối; Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
Tương tự công ty cho thuê tài chính có quyền:
“1. Nhân tiền gửi của tổ chức.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức” (Điều 112 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
Như vậy, theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì phạm vi nhận tiền gửi của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính bị hạn chế hơn so với ngân hàng thương mại. Theo đó các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, chỉ được nhận tiền gửi từ các tổ chức mà không được nhận tiền gửi từ đối tượng là cá nhân . Đồng thời việc phát hành tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chỉ để nhằm huy động vốn của các tổ chức trong khi ngân hàng thương mại được Luật quy định khá mở: “để huy động vốn trong và ngoài nước”.
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức. Việc thay đổi đối tượng huy động vốn của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính đã phù hợp hơn với thông lệ áp dụng tại hầu hết các nước và tạo điều kiện giảm bớt rủi do cho các ngân hàng , cho phép các công ty tài chính được mở rộng phạm vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác nhau của mình.
Quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Theo khoản 1 Điều 118 Luật các Tổ chức tín dụng 2010, quỹ tín dụng nhân dân được phép: Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
“a. Nhận tiền gửi của thành viên.
b. Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước.”
So với ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, thì quỹ tín dụng nhân dân không được nhận tiền gửi dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu. Đồng thời về đối tượng được gửi tiền vào quỹ tín dụng nhân dân cũng bị hạn chế rõ rệt, đó là : nhận tiền của thành viên, việc nhận tiền của các đối tượng không phải là thành viên phải theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng hợp tác xã bản chất là các quỹ tín dụng nhân dân tạo thành. Hiện nay chưa có một ngân hàng hợp tác xã nào đi vào hoạt động, sự ra đời của ngân hàng hợp tác xã sẽ khắc phục những hạn chế hiện nay về hoạt dộng của quỹ tín dụng nhân dân trung ương, tạo điều kiện liên kết các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, hỗ trợ các hệ thống này phát triển.
Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 .
Quy định của pháp luật về quyền năng nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các nội dung sau: Các quy định chung về các chủ thể trong quan hệ tiền gửi Các quy định về các loại tiền gửi Các quy định giới hạn quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Các quy định về trách nhiệm ,nghĩa vụ của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trong hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi Các quy định quản lí nhà nước đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.
Công ty tài chính là gì?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Như vậy, công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Công ty tài chính có được nhận tiền gửi không?
Theo Điều 108 trong Luật các tổ chức tín dụng về Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính, công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:
- Nhận tiền gửi của tổ chức;
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
- Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Như vậy các công ty tài chính không được nhận tiền gửi cá nhân và được quyền nhận tiền gửi của tổ chức.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trong đó có các công ty tài chính không nhận tiền gửi cá nhân mà chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức và phải tuân thủ các quy định an toàn của ngân hàng bởi có thể dẫn đến các rủi ro sau:
Thứ nhất, các tổ chức này rất dễ bị tổn thương khi khách hàng yêu cầu được thanh toán trước khi đến hạn rút tiền hoặc rút tiền trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này không chỉ dẫn tới rủi ro thanh khoản cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng mà còn đe dọa đến an toàn hệ thống trong trường hợp người gửi tiền mất niềm tin và rút tiền ồ ạt trong cả hệ thống tài chính.
Thứ hai, do các tổ chức tín dụng phi ngân hàng không phải tuân thủ các quy định an toàn chặt chẽ như của ngân hàng, các tổ chức này có thể phối hợp với các ngân hàng thương mại để “lách luật”, phá vỡ các quy định. Ví dụ, ngân hàng có thể cho vay các công ty tài chính và công ty tài chính lại cho vay khách hàng mà ngân hàng không được phép cho vay trực tiếp theo các quy định về an toàn của ngành. Trên thực tế, lịch sử đã ghi nhận trường hợp các công ty tài chính nhận tiền gửi ở New Zealand đã tăng trưởng nhanh chóng và sau đó sụp đổ, tạo ra rủi ro hệ thống nghiêm trọng, vào các năm 2007-2011.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phụ lục hợp đồng thay đổi thông tin công ty
- Tra cứu mẫu dấu công ty
- Quy định về tiền lương trong công ty cổ phần
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật tài chính đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Công ty tài chính có được nhận tiền gửi không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề chuyển đổi đất ao sang thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
– Công ty tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
– Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
Về phạm vi thực hiện các hoạt động tín dụng của công ty tài chính được quy định tại Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
“Điều 108. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
1. Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:
a) Nhận tiền gửi của tổ chức;
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
c) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
đ) Bảo lãnh ngân hàng;
e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, về mặt quy định thì công ty tài chính vẫn được quyền thực hiện bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, để được thực hiện việc bảo lãnh thì công ty tài chính phải đảm bảo các yêu cầu như với các Ngân hàng.
Theo Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
…
4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.”
Theo đó, công ty tài chính được xác định là tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật.
Và tại Điều 1 Thông tư 30/2019/TT-NHNN và Điều 2 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc xác định, duy trì và thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng quy định tại Điều 3 Thông tư này.”
Như vậy, công ty tài chính vẫn phải thực hiện dự trữ bắt buộc như các ngân hàng thương mại khác, trừ một số trường hợp theo quy định pháp luật.