Thành lập công ty là một trong những việc làm phổ biến hiện nay, đặc biệt là với những người muốn khởi nghiệp. Khi công ty bắt đầu hoạt động thì cần phải nộp các báo cáo lên các cơ quan chức năng, quan trọng nhất là báo cáo tài chính, đây là cơ sở cho cơ quan thuế làm việc. Tuy nhiên, liệu rằng Công ty mới thành lập có phải nộp báo cáo tài chính không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Báo cáo tài chính là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm của báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính là hoạt động tạo hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền ra vào của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Hay ta có thể nói cách khác, báo cáo tài chính là trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)
Báo cáo tài chính được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)
Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC năm. Còn đối với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm thì còn phải thực hiện báo cáo tài chính (BCTC) tổng hợp hay báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.
Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sao? Các doanh nghiệp này ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm phải lập thì các doanh nghiệp này phải lập thêm BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ. Riêng đối với Tổng công ty trực thuộc Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất (BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện bắt buộc từ năm 2008).
Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Theo điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC
Đối với doanh nghiệp Nhà nước
Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý:
Yêu cầu các đơn vị kế toán của doanh nghiệp phải thực hiện nộp báo cáo tài chính của quý chậm nhất là ngày 20 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với Tổng công ty Nhà nước, thời hạn chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Ngoài ra, các đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:
Yêu cầu các đơn vị kế toán của doanh nghiệp phải thực hiện nộp báo cáo tài chính của năm chậm nhất là ngày 30 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với Tổng công ty Nhà nước, thời hạn chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Ngoài ra, các đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định.
Đối với doanh nghiệp Tư nhân, doanh nghiệp khác
Nếu đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Doanh nghiệp mới thành lập có phải lập báo cáo tài chính hay không?
Doanh nghiệp thành lập trước 1/10
Căn cứ vào Luật Kế toán số 03/2003/QH11 tại Điều 13 quy định về kỳ kế toán như sau:
Nếu kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng nhỏ hơn 90 ngày thì được phép cộng với 1 kỳ kế toán của năm tiếp theo hoặc năm trước đó và được gộp thành chung 1 kỳ kế toán.
Trong trường hợp doanh nghiệp thành lập trước 1/10, tức là còn ít nhất 90 ngày thì mới kết thúc kỳ kế toán trong năm hiện tại, vì thế doanh nghiệp không được phép gộp báo cáo tài chính với năm sau.
Doanh nghiệp thành lập sau 1/10
Trường hợp doanh nghiệp thành lập sau 1/10, tức là còn nhiều nhất 90 ngày mới kết thúc kỳ kế toán trong năm hiện tại (thời gian hợp lệ để gộp báo cáo tài chính theo quy định), vì thế doanh nghiệp được phép gộp báo cáo tài chính với năm sau đó.
Điều kiện gộp báo cáo tài chính
Căn cứ theo thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định tại Điều 3 khoản 2 và khoản 3 quy định về phương pháp tính thuế:
Nếu doanh nghiệp tính thuế kì đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình , chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản thời gian ngắn hơn 3 tháng thì được tính cộng với kỳ tính thuế của năm tiếp theo thực hiện với doanh nghiệp mới thành lập hoặc với kỳ tính thuế năm trước đó dành cho doanh nghiệp chuyển đổi loại hình, chuyển đổi hình thức chủ sở hữu, hợp nhất, sáng lập, chia, tách, giải thể, phá sản để sau hình thành 1 kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp . Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng thì không vượt quá 15 tháng.
Căn cứ Luật Kế Toán số 03/2003/QH11 tại Điều 13 quy định về kỳ kế toán như sau:
Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng nhỏ hơn 90 ngày thì được phép cộng với 1 kỳ kế toán của năm tiếp theo hoặc năm trước đó và được tính thành 1 kỳ kế toán năm.
Và thời gian của kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán của năm cuối cùng cũng phải ngắn hơn 15 tháng.
Theo những quy định trên thì cách tính kỳ kế toán như sau:
Nếu kỳ tính thuế đầu tiên kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thời hạn ngắn hơn 3 tháng thì được cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo.
Nếu kỳ tính thuế đầu tiên có thời gian nhỏ hơn 15 tháng thì doanh nghiệp được cộng gộp với kỳ kế toán của năm tiếp theo.
Các bước làm thủ tục xin gộp báo cáo tài chính
Doanh nghiệp làm công văn xin gộp Báo cáo tài chính. Nộp công văn lên cơ quan thuế trước thời hận cần nộp báo cáo tài chính trong năm đó.
Doanh nghiệp cần chú ý: chỉ được phép làm gộp Báo cáo tài chính và gộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với quyết toán thuế thu nhập cá nhân nếu có phát sinh trong năm thì làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho năm đó.
Mẫu công văn xin gộp báo cáo tài chính
Công Ty ABC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
(V/v: Xin gộp BCTC) Hà Nội, ngày…. Tháng…. năm….
Kính gửi: CỤC THUẾ TP.Hà Nội
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY ABC
Địa chỉ trụ sở : ……………………………TP. HÀ NỘI
Giấy chứng nhận ĐKKD : ………………… Ngày cấp: …./…./…… Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Đại diện : NGUYỄN VĂN A Chức vụ: Giám Đốc.
Căn cứ khoản 3 và điều 3 chương 2 thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN)
Căn cứ điểm a khoản 2 và khoản 4 điều 13 Luật kế toán 03/2003/QH11
Công ty chúng tôi mới thành lập năm…….. Kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tức từ ngày … tháng … năm ….. tính đến hết ngày …. tháng …. năm …. chưa tới 90 ngày.
Bằng công văn này Công ty chúng tôi xin thông báo cho Cục Thuế biết Công ty sẽ cộng gộp …. tháng cuối kỳ tính thuế TNDN và kỳ báo cáo tài chính năm ….. chung với kỳ tính thuế TNDN và báo cáo tài chính năm ……..
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ đề xuất tài chính gồm những gì?
- Lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh
- Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính 2022
- Báo cáo thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng đoàn thanh niên
- Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trong trường học
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Công ty mới thành lập có phải nộp báo cáo tài chính không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về trích lục cải chính hộ tịch, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, làm thủ tục đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử bản sao; đơn xác nhận độc thân mới nhất, mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN.
– BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động SXKD, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào SXKD của DN.
– BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.
– BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị DN không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho DN.
Các tờ khai quyết toán thuế:
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Bộ báo cáo tài chính
– Bảng cân đối kế toán
– Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Bảng cân đối tài khoản
Phụ lục đi kèm:
– Thuyết minh BCTC
– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Nội dung báo cáo tài chính
BCTC phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:
– Tài sản
– Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
– Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
– Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
– Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
– Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị
– Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản ‘’Thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng để ghi nhân các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:
– Chế độ kế toán áp dụng
– Hình thức kế toán
– Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
– Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;
– Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;
– Cố ý, thoả thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
– Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;
– Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
– Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán.