Xin chào Luật sư, tôi là Quốc Khánh, hiện nay đang làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật lao động, muôn được luật sư giúp. Cụ thể tôi đi làm và không sử dụng đến những ngày nghỉ phép năm nhưng công ty lại không trả số tiền những ngày nghỉ phép năm cho tôi, tôi thắc mắc rằng khi công ty không trả tiền phép năm có bị phạt hay không? Nếu bị phạt thì mức xử phạt sẽ là bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp tư vấn nhanh giúp, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X, nội dung sau sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn
Căn cứ pháp lý
Người lao động có được nghỉ phép năm không?
Nghỉ phép năm là một quyền lợi lao động được cung cấp cho người lao động trong nhiều quốc gia. Đây là một loại nghỉ phép dài hạn cho phép người lao động có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và thực hiện các hoạt động cá nhân.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của người lao động như sau:
“Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
…
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;”
Như vậy, người lao động được quyền nghỉ hằng năm có hưởng lương.
Người lao động được nghỉ phép năm như thế nào?
Nghỉ phép năm là quyền lợi được đảm bảo cho người lao động để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe trong một khoảng thời gian xác định. Quyền này thường được định rõ trong luật lao động hoặc các quy định lao động tương tự
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
– Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Không nghỉ hết phép, cuối năm có được thanh toán tiền không?
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, mỗi năm, người lao động sẽ được nghỉ phép năm với số ngày như sau:
* Trường hợp làm việc đủ 12 tháng trong năm:
Điều kiện, đối tượng lao động | Số ngày phép |
Điều kiện bình thường | 12 ngày |
Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | 14 ngày |
Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | 16 ngày |
Cứ làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động thì số ngày phép được tăng thêm tương ứng 01 ngày. |
* Trường hợp làm việc chưa đủ 12 tháng trong năm:
Căn cứ khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp này có thể áp dụng công thức tính sau:
Số ngày phép | = | ( | Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm | + | Số ngày phép thâm niên (nếu có) | ) | : 12 | x | Số tháng làm việc thực tế |
Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày phép nói trên thì sẽ được giải quyết quyền lợi như sau:
– Trường hợp không nghỉ hết phép năm do thôi việc, bị mất việc làm:
Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp này người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ.
– Trường hợp không nghỉ hết phép năm do chưa có nhu cầu nghỉ mà vẫn muốn tiếp tục làm việc:
Trường hợp này, người sử dụng lao động không thực hiện thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ. Do đó, người lao động nên tận dụng tối đa số ngày phép mà mình được hưởng trước khi hết năm.
Ngoài việc nghỉ dồn phép dịp cuối năm, các bên có thể thỏa thuận để nghỉ gộp phép của năm trước vào năm sau. Bởi theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.
Như vậy, người lao động chưa nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu nghỉ nhiều thì sẽ không được thanh toán tiền phép dịp cuối năm nhưng pháp luật cũng có phép được thỏa thuận với công ty để nghỉ gộp phép dư sang năm sau.
Công ty không trả tiền phép năm có bị phạt hay không?
Như trên có đề cập thì trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ, do đó, nếu người sử dụng trong trường hợp này không trả tiền phép năm cho người lao động thì sẽ vi phạm pháp luật và căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Như vậy, theo quy định trên, việc bạn không nghỉ phép năm thì công ty cũng không có trách nhiệm thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Do đó, công ty làm như vậy sẽ không phải hành vi vi phạm pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm dành cho người lao động
- Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam năm 2023
- Thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài như thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Công ty không trả tiền phép năm có bị phạt hay không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về hợp thửa quyền sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nghỉ phép năm hay còn được gọi là số ngày nghỉ hàng năm là những quyền lợi cơ bản mà người lao động được hưởng trong một năm khi làm việc cho cho một doanh nghiệp, hay tổ chức nào. Tùy vào quy định của mỗi doanh nghiệp, tính chất công việc mà người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm khác nhau
Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm, đối với những người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Như vậy, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng vẫn được nghỉ phép năm, không bắt buộc phải làm đủ 12 tháng thì mới được tính ngày phép năm.