Mỗi một loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng và phù hợp với những đối tượng khác nhau. Mới đây chúng tôi có nhận được một câu hỏi từ một bạn gửi về như sau” Chào luật sư, tôi đang muốn thành lập công ty hợp danh. Nhưng hiện tại tôi có thắc mắc là Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không? Mong nhận được tư vấn của Luật sư.”
Đối với công ty hợp danh, loại hình công ty này sẽ phù hợp với trường hợp có nhiều thành viên hợp danh tức là có nhiều chủ sở hữu. Vậy Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?
Khái niệm công ty hợp danh được quy định tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty hợp danh là doanh nghiệp; trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Khoản 2 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
Vì vậy theo quy định trên thì công ty hợp danh có tư cách pháp nhân; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tại sao công ty hợp danh có tư cách pháp nhân?
Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về pháp nhận như sau:
Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo đó, Công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật (phải chuẩn bị hồ sơ và làm theo thủ tục nhất định), có tài sản riêng (tài sản của công ty độc lập với tài sản của chủ sở hữu), có cơ cấu tổ chức và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật (công ty hợp danh có người đại diện theo pháp luật là thành viên hợp danh).
Như vậy công ty hợp danh có đủ mọi yếu tố để được công nhận tư cách pháp nhân:
- Được thành lập hợp pháp: Đây là loại hình công ty được pháp luật doanh nghiệp cho phép thành lập và hoạt động, phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Khi được thành lập, công ty hợp danh phải tuân thủ quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty, trong đó có thành viên hợp danh, thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là chủ sở hữu công ty, tham gia quản lý, điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Thành viên góp vốn chỉ được hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không có bất kỳ quyền hạn nào trong việc quản lý công ty.
- Có tài sản sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác: Công ty hợp danh có tài sản độc lập, khi đang hoạt động bình thường, công ty hợp danh dùng chính tài sản của mình để tham gia các quan hệ pháp luật. Chỉ khi phát sinh trách nhiệm về tài sản và công ty không đủ khả năng chịu trách nhiệm, thì lúc này thành viên hợp danh (chủ sở hữu) phải dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật: Công ty hợp danh thông qua người đại diện (là thành viên hợp danh), nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật.
Như vậy, công ty hợp danh đã đáp ứng đủ các điều kiện để là một tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Để tiến hành thủ tục thành lập công ty hợp danh, công ty bạn phải trải qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền; và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức; phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập; hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Sau khi hoàn tất hồ sơ, công ty bạn cần nộp hồ sơ với Cơ quan đăng ký kinh doanh; theo các phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Qua dịch vụ bưu chính.
- Qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ; Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không? ”. Nếu quý khách có nhu cầu thành lập công ty hợp danh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu quy hoạch xây dựng,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn; chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn.
Theo quy định tại Điều 179 Luật Doanh nghiệp năm 2020; Tài sản của công ty hợp danh bao gồm: Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; Tài sản tạo lập được mang tên công ty; Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; Tài sản khác theo quy định của pháp luật