Công ty cổ phần đang là loại hình công ty được thành lập khá nhiều trong thời gian gần đây. Công ty cổ phần có sự góp mặt của nhiều cổ đông. Tuy nhiên, để thành lập được công ty cổ phần sẽ cần nhiều yếu tố. Vậy điều kiện thành lập công ty cổ phần hiện nay là gì ? Hãy cùng luật sư X giải đáp qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Công ty cổ phần là gì?
Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020. CTCP là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ; và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này;
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Điều kiện thành lập công ty cổ phần
Điều kiện tiên quyết là phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập công ty.
Điều kiện về tên khi thành lập công ty cổ phần
Cấu trúc tên công ty cổ phần bao gồm tên loại hình, tên riêng. Doanh nghiệp có thể dùng tên thêm nước ngoài hoặc tên viết tắt.
Về tên tiếng Việt của công ty .
Phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.
- Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Về tên bằng tiếng nước ngoài của công ty .
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài; tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài; tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính; chi nhánh; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch; hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Điều kiện về trụ sở khi thành lập công ty cổ phần
Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, trụ sở chính của công ty cổ phần là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam; có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty cổ phần
- Công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành; nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành; nghề kinh doanh được ghi theo ngành; nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành; nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành; nghề kinh doanh được ghi theo ngành; nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành; nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam; và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Đồng thời, thông báo cho Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Điều kiện về vốn khi thành lập công ty cổ phần
Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán; hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu (Vốn pháp định) để hoạt động trong ngành, nghề đó.
Mời bạn xem thêm bài viết : Điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp
Thành lập công ty cổ phần hãy đến với Luật Sư X
Với những điều kiện thành lập công ty được chúng tôi chia sẻ như trên hy vọng góp phần nào quý khách hiểu được quy định pháp luật doanh nghiệp liên quan đến loại hình công ty cổ phần hiện nay; và phần nào thấy được những khó khăn trong những thủ tục thành lập công ty cổ phần.
Hiểu được những khó khăn đó Luật Sư X với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý doanh nghiệp; chúng tôi với những luật sư; chuyên viên có nhiều kinh nghiệm; tận tâm; chuyên nghiệp sẽ làm hài lòng quý khách qua việc tư vấn những vấn đề cần thắc mắc về pháp luật doanh nghiệp; các điều kiện thành lập,… Và thực hiện các dịch vụ trước sau khi đã thành lập như; thuế, con dấu, thay đổi, giấy phép con (nếu có)
Hãy liên hệ ngay với Luật Sư X để có được dịch vụ nâng bước những thành công cho công ty bạn.
Thông tin liên hệ với Luật Sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, trụ sở chính của công ty cổ phần là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu (Vốn pháp định) để hoạt động trong ngành, nghề đó.