Xin chào Luật sư X, tôi tên là Quốc Minh. Sau khi học hết cấp 3 tôi không học tiếp mà đi làm công nhân tại Hải Dương. Khi có thông báo từ chính quyền địa phương gửi giấy triệu tập yêu cầu tôi phải chấp hành nghĩa vụ quân sự, tôi đã trở về địa phương khám tuyển và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Từ đó đến nay tôi nhập ngũ đã được gần 4 tháng. Tôi không rõ trường hợp của tôi có cần khai báo tạm vắng không? Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp nào? Thủ tục khai báo tạm vắng như thế nào theo quy định. Rất mong được Luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp nào?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Tạm vắng là gì?
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 2 Luật Cư trú 2020 có quy định như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
7. Tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.”
Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp nào?
Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú, cụ thể:
“Điều 31. Khai báo tạm vắng
1. Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây:
a) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
b) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.”
Hồ sơ đăng ký tạm vắng
Hồ sơ đăng ký tạm trú tạm vắng
+ Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ xác nhận của cơ quan xã nơi thường trú.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Nếu chỗ ở đó là do thuê, mượn, ở nhà chung chủ thì phải được chủ nhà hoặc người cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản về việc cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình.
+ Bản khai nhân khẩu.
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Thủ tục khai báo tạm vắng như thế nào?
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ Công an cấp xã.
– Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ khai báo tạm vắng trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký.
– Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Thời hạn giải quyết khai báo tạm vắng
– Trường hợp công dân thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Trong thời gian 01 ngày kể từ khi tiếp nhận đề nghị khai báo tạm vắng của công dân.
– Trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.
– Trường hợp thuộc quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú thì khai báo tạm vắng qua:
+ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc tại địa điểm tiếp nhận khai báo tạm vắng do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
+ Số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
+ Trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
+ Ứng dụng trên thiết bị điện tử.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Trong thời gian 01 ngày kể từ khi tiếp nhận đề nghị khai báo tạm vắng của công dân.
– Trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp nào chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về đăng ký lại giấy khai sinh vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành năm 2023
- Chế tài xử phạt doanh nghiệp bán phá giá năm 2023
- Hồ sơ xin cấp giấy phép dịch vụ mạng xã hội năm 2023 gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị áp dụng mức phạt tại Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú;
c) Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
đ) Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;
e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;
c) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;
d) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;
đ) Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;
e) Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu;
g) Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;
h) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.
Trước đây, để khai báo tạm vắng, người dân phải trực tiếp tới công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú, tạm vắng để làm thủ tục.
Hiện nay, người dân có thể dễ dàng đăng ký tạm vắng online trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Việc đăng ký tạm vắng online hiện nay được thực hiện trên Cổng dịch vụ công về quản lý cư trú rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Đồng thời khi thực hiện đăng ký online, người đăng ký có thể dễ dàng tra cứu tiến độ thực hiện cũng như kết quả giải quyết hồ sơ.
Tuy nhiên, đối với một số đối tượng như công nhân, người lớn tuổi, trẻ em chưa có khả năng thực hiện được thủ tục đăng ký tạm vắng online một cách dễ dàng.
Như vậy, bạn cần dựa vào đối tượng, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn cách thức đăng ký tạm vắng cho phù hợp.
Người làm thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng nộp hồ sơ tại công an xã, phường, thị trấn nơi dự kiến tạm trú.