Công chứng là một hoạt động bổ trợ tư pháp; là một dịch vụ công nhằm xác định tính chân thực và đúng pháp luật của các loại hồ sơ; giấy tờ mang tính pháp lý và các giao dịch dân sự. Nghề công chứng tại Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu, góp phần tích cực vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, nghề công chứng cũng đối mặt với không ít rủi ro. Một trong những rủi ro đó là công chứng nhầm các giấy tờ giả. Vậy, công chứng nhầm sổ đỏ giả, công chứng viên chịu trách nhiệm gì? Chúng ta hãy cùng Luật Sư X đi tìm câu trả lời nhé.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 91/2019/NĐ-CP
Công chứng là gì?
Theo khoản 1 điều 2 Luật công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng; giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
Như vậy, hoạt động công chứng có vai trò bảo đảm an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự; kinh tế; thương mại và các quan hệ xã hội khác.
Công chứng viên là ai?
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Luật công chứng 2014; có vai trò trực tiếp thực hiện các công việc công chứng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Để trở thành công chứng viên, cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công dân của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm tại các cơ quan, tổ chức;
- Tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khoá bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Đảm bảo đủ sức khoẻ, tinh thần để hành nghề công chứng.
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là từ thông dụng, được người dân gọi để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 16 điều 3 Luật đất đai 2013:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
Công chứng nhầm sổ đỏ giả, công chứng viên chịu trách nhiệm gì?
Theo điểm c khoản 2 điều 17 Luật công chứng 2014, công chứng viên có nghĩa vụ tôn trọng; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
Trường hợp công chứng viên không phát hiện ra đó là sổ đỏ giả (lỗi vô ý) nên thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất, gây thiệt hại thì tổ chức hành nghề công chứng phải liên đới bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 38 Luật công chứng 2014.
Theo đó, khi công chứng viên trong quá trình gây ra lỗi; dẫn đến phải bồi thường thiệt hại thì tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân; tổ chức khác.
Bên cạnh đó, công chứng viên công chứng nhầm sổ đỏ cũng phải chịu trách nhiệm hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng. Nếu công chứng viên không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Trong trường hợp công chứng viên biết đó là sổ đỏ giả nhưng vẫn cố tình công chứng (lỗi cố ý) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Làm thế nào để công chứng viên nhận biết sổ đỏ giả?
Công chứng viên là những người đã được đào tạo nghiệp vụ công chứng. Vì vậy, việc phân biệt sổ đỏ thuộc phạm vi nghiệp vụ nghề nghiệp của công chứng viên. Có rất nhiều cách để phân biệt sổ đỏ thật và sổ đỏ giả như: kiểm tra bằng kính lúp, dùng đèn pin, kiểm tra phôi in, kiểm tra số seri,… Tuy nhiên, sổ đỏ hiện nay được làm giả rất tinh vi do sử dụng công nghệ cao trong in ấn. Trong khi, thời gian để công chứng viên phải xác định một hoặc nhiều tài liệu là thật hay giả để thực hiện việc công chứng cho công dân lại rất ngắn. Do đó, công chứng viên cần thận trọng trong việc xác minh sổ đỏ để tránh công chứng nhầm sổ đỏ.
Nghề công chứng được coi là một nghề đặc biệt. Những sai sót trong quá trình công chứng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; điển hình như công chứng nhầm sổ đỏ giả. Do đó,cần phải nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của hoạt động công chứng.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất
- Có hủy được hợp đồng chuyển nhượng đất đã công chứng không?
- Mua đất không chính chủ, những rủi ro pháp lý tiềm ẩn
Hi vọng bài viết Công chứng nhầm sổ đỏ giả, công chứng viên chịu trách nhiệm gì? đã giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 3 điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Người nào có hành vi sử dụng Giấy chứng nhận để chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tịch thu giấy tờ giả đã sử dụng (theo khoản 4 điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 : Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.