Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với người dân đang tạm thời bị mất việc làm, chế độ này giúp chia sẻ gánh nặng tài chính của người lao động trong lúc chưa tìm được việc làm như là được hưởng các khoản trợ cấp và quyền lợi từ chế độ bảo hiểm thất nghiệp như duy trì và tìm hiểu việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề… Vậy thì các đối tượng là “Công chức có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không”?.. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với công chức
Các loại bảo hiểm thông thường như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp là những loại bảo hiểm mang tính bắt buộc phải tham gia đối với nhóm đối tượng là cán bộ, chức, viên chức, người lao động. Đối với nhóm đối tượng là công chức thì pháp luật về bảo hiểm đã đưa ra các quy định cụ thể về chế độ bảo hiểm, cụ thể như sau:
Các đối tượng đóng BHXH bắt buộc định kỳ trích theo tỷ lệ % tiền lương theo tháng để đóng BHXH. Căn cứ theo Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng đóng BHXH bắt buộc gồm có:
(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn;
(2) Người làm việc theo HĐLĐ theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
(3) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
(4) Cán bộ, công chức, viên chức;
(5) Người hoạt động không chuyên trách ở xã/phường/thị trấn.
(6) Công nhân quốc phòng/công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
(7) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
(8) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
(9) Đối tượng quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
(10) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Lưu ý: Các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó hầu hết các đối tượng làm việc tự do nằm ngoài các đơn vị, tổ chức là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội hoặc không đóng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Tiền lương do Nhà nước quy định
1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
1.2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở (Việt Nam đồng).
Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của đối tượng làm công chức nhà nước là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm và phụ cấp lương.
Công chức có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Bảo hiểm thất nghiệp sẽ bao gồm nhiều chế độ đặc biệt nhằm hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm chứ không chỉ có mỗi trợ cấp thất nghiệp, kinh phí dùng để chi cho việc thực hiện các chế độ này là lấy từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Pháp luật. Những chế độ hỗ trợ này sẽ chỉ được áp dụng đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Những công chứng làm cán bộ trong những cơ sở giải quyết vấn đề hành chính như xác nhận lên thổ cư đất trồng cây lâu năm, làm thủ tục sang tên, thuế hay chi phí nhà đất, khi thất nghiệp đều sẽ được nhận những chế độ dành cho công nhân viên chức.
Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm năm 2013, chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Do đó, để một người được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người đó phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm người lao động làm việc theo:
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Dù vậy, nếu những trường hợp nêu trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm tại:
– Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội mà không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
– Cơ quan, đơn vị thuộc Công an mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, nhân nhân công an.
Có thể thấy, công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng vị trí việc làm trong các cơ quan Nhà nước chứ không phải ký hợp đồng làm việc (như viên chức) hoặc hợp đồng lao động (như người lao động).
Căn cứ các quy định trên, công chức không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Các chế độ công chức được hưởng khi nghỉ việc
Như đã phân tích ở trên thì côgn chức không thuộc nhóm đối tượng được tham gia bảo hiểm thất nghiệp, vậy nên sẽ không được hưởng các chế độ thuộc bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, công chức tuy không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng khi thôi việc vẫn sẽ được hưởng một khoản trợ cấp thôi việc với công chức và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật quy định. Cụ thể các quyền lợi của công chức khi nghỉ việc như sau:
Trợ cấp thôi việc
Theo Điều 59 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Do sắp xếp tổ chức;
– Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
– Có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ (căn cứ khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung 2019).
Mức hưởng trợ cấp thôi việc của công chức được quy định cụ thể tại Điều 5, Nghị định 46/2010/NĐ-CP như sau:
- Mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
- Mức trợ cấp thôi việc thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
BHXH một lần
Theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014, công chức nếu có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc là nữ công chức cấp xã tham gia BHXH chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS…
Khi đó, mức hưởng BHXH 01 lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước 2014;
– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Trong đó, nếu chưa đủ 01 năm đóng BHXH thì hưởng bằng số tiền đã đóng; tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mời bạn xem thêm
- Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Công chức có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về lên thổ cư đất trồng cây lâu năm… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Mức hưởng BHXH 1 lần đối với công chức được tính như đối với người lao động bình thường theo quy định của Pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Mức hưởng được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
Tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước 2014;
Tính bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp công chức nếu chưa đủ 01 năm đóng BHXH thì hưởng bằng số tiền đã đóng; tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Điều kiện hưởng BHXH 1 lần theo quy định tại Điều 60, Luật BHXH năm 2014. Cụ thể khi công chức nếu có yêu cầu và đáp ứng các điều kiện sau thì được hưởng BHXH một lần:
Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc là nữ công chức cấp xã tham gia BHXH chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
Ra nước ngoài để định cư;
Đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS…
Công chức được hưởng chế độ thôi việc thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 59, Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Cụ thể:
– Do sắp xếp tổ chức;
– Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
– Công chức thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 58, Luật cán bộ, công chức (sửa đổi bổ sung bởi Khoản 12, Điều 1, Luật số 52/2019/QH14) gồm các trường hợp:
Thôi việc do công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quyết định;
Thôi việc do giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
Thôi việc do không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận.
Trường hợp công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng tự ý bỏ việc khi chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị đồng ý thì không được hưởng trợ cấp thôi việc mà còn phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật (theo Khoản 4, Điều 49, Luật Cán bộ, công chức 2008).