Xin chào Luật sư X, tôi đang làm công an công tác tại huyện ở quê chưa lâu thì nghe tin cha mình đi tiệc về trong lúc say xỉn đã gây tai nạn dẫn đến chết người nên phải ở tù. Việc cha tôi đi tù có ảnh hưởng gì đến tôi không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, công an là một trong những ngành đặc biệt, người công an phải đầy đủ các phẩm chất về đạo đức, chuyên môn, chính trị,… Cũng chính vì thế việc công an có người thân đi tù thì có ảnh hưởng gì không vẫn là một trong những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Hướng dẫn số 01-HD/TW
Công an nhân dân là gì?
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Lực lượng công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Công an có người thân đi tù có ảnh hưởng gì không?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định rõ về vấn đề đang làm trong ngành công an, nhưng người thân bị đi tù thì bị ảnh hưởng như thế nào mà quy định này là quy định nằm trong quy chế riêng của nội bộ ngành công an.
Tuy nhiên, việc người thân đi tù khi đang làm việc trong lực lượng công an nhân dân Việt Nam thì cá nhân đó sẽ gặp những khó khăn về việc xét lý lịch để kết nạp Đảng hoặc thăng tiến trong công việc,…
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, b Mục 3.4 Hướng dẫn số 01-HD/TW quy định thẩm tra lý lịch của người vào Đảng về thẩm tra lý lịch của người vào Đảng thì những người cần thẩm tra về lý lịch bao gồm người vào Đảng; cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; và vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (được gọi chung là người thân).
Trong đó nội dung thẩm tra bao gồm:
- Đối với người vào Đảng : xác định rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; xác định rõ những vấn đề về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người vào Đảng.
- Đối với người thân của người vào Đảng: xác định rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; xác định rõ những vấn đề về việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, việc người thân của người vào Đảng phạm pháp đang phải chấp hành hình phạt tù thì người đó sẽ không đảm bảo yếu tố lý lịch chính trị. Do đó, người có người thân đang phải chấp hành án phạt tù có thể không được xét vào Đảng.
Ngoài ra, việc người thân phạm pháp bị kết án tù thì đang làm trong ngành công an cũng có thể gặp một số khó khăn nhất định trong công việc nếu muốn phát triển, thăng chức hoặc nâng cấp bậc hàm, xét làm chỉ huy, lãnh đạo hay khen thưởng.
Trường hợp nào người thân từng đi tù con vẫn được kết nạp Đảng?
Như phân tích ở trên, nếu người thân đi tù thì còn sẽ không được kết nạp Đảng. Tuy nhiên, nếu trước đó từng đi, hiện tại người thân đã được xoá án tích thì người vẫn có thể được kết nạp Đảng bởi bởi khi một người được xoá án tích thì người đó sẽ được coi là chưa bị kết án (căn cứ khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự).
Trong đó có:
Đương nhiên xoá án tích:
+ Đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thửu thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án;
+ Không bị kết án các Tội xâm phạm an ninh quốc gia, Tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
+ Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi vi phạm tội mới hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn:
STT | Trường hợp bị phạt | Thời hạn |
1 | – Cảnh cáo- Phạt tiền- Cải tạo không giam giữ- Phạt tù nhưng được hưởng án treo | 01 năm |
2 | Đến 05 năm | 02 năm |
3 | Trên 05 – 15 năm | 03 năm |
4 | Trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng được giảm án | 05 năm |
5 | Chấp hành hình phạt bổ sung:- Quản chế- Cấm cư trú- Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề/làm công việc nhất định- Tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn tại mục 1, 2, 3, 4 ở trên | Thời điểm chấp hành xong |
Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt: Người bị kết án có biểu hiện tiến bộ rõ rệt, lập công, được chính quyền, cơ quan người này công tác đề nghị, đã chấp hành ít nhất 1/3 thời hạn không thực hiện hành vi phạm tội mới ở trên…
Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên, thì người bị kết án sẽ được xoá án tích và khi đã được xoá án tích, người này sẽ được coi là chưa bị kết án. Do đó, nếu bố của quần chúng được xem xét kết nạp Đảng đã được xoá án tích thì có thể xem xét kết nạp Đảng nếu đáp ứng các điều kiện khác để kết nạp.
Thẩm tra lý lịch khi vào ngành công an
Thẩm tra lý lịch là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị và cũng là một trong những quy trình bắt buộc trong hoạt động xét tuyển, sàng lọc đầu vào đối với các thí sinh tham gia dự tuyển vào ngành công an. Bởi lẽ trên thực tế, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của một người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ chính gia đình của họ.
Trước khi đăng ký dự tuyển vào ngành công an, các thí sinh tham gia dự tuyển cần được thẩm tra lý lịch tư pháp, cụ thể là cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét lý lịch 3 đời của thí sinh tham gia dự tuyển vào ngành công an có đáp ứng được tiêu chuẩn về lý lịch tư pháp mà pháp luật và quy định khác của ngành công an đề ra hay không.
Việc thẩm tra lý lịch thí sinh tham gia dự tuyển vào ngành công an phải được thực hiện một cách cẩn thận, cụ thể và chính xác. Cán bộ thực hiện việc xác minh phải tới tận địa phương nơi cư trú của thí sinh dự tuyển vào ngành công an, gia đình của thí sinh đó; và các nơi có liên quan để cùng với cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thẩm tra và ra kết luận về việc thí sinh dự tuyển vào ngành công an đó có đủ tiêu chuẩn về lý lịch như tự khai hay không.
Có thể bạn quan tâm
- Rủi ro khi mua đất không có sổ đỏ là gì, xử lý ra sao?
- Cách mua đất không có giấy tờ nhanh, đơn giản
- Ai được nhận thế chấp quyền sử dụng đất theo QĐ
- Trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất hiện nay
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Công an có người thân đi tù có ảnh hưởng gì không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: tại mẫu đơn xác nhận độc thân, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Lực lượng Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng được quy định tại Điều 16 Luật Công an nhân dân
Theo quy định tại Điều 17 Luật Công an nhân dân, hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
– Bộ Công an;
– Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
– Công an xã, phường, thị trấn.
Trong đó, Công an nhân dân chia thành 02 lực lượng là Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân.
Hệ thống cấp bậc, quân hàm trong ngành Công an nhân dân được quy định tại Điều 20, 21 Luật Công an nhân dân