Trên hầu khắp các mặt báo ngày 22/12 đều có bài viết về 3 cán bộ thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh An Giang đã có dấu hiệu can thiệp vào phần mềm hệ thống đăng ký, quản lý. Vậy Công an can thiệp phần mềm bấm biển số xe bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt vụ việc
Từ năm 2012 đến năm 2021, Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh An Giang; được Cục CSGT – Bộ Công an cài đặt và hướng dẫn sử dụng; hệ thống đăng ký, quản lý, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bằng hình thức bấm, nhận biển số ngẫu nhiên.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; đã có một số cán bộ thuộc Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh An Giang; có dấu hiệu cố tình can thiệp vào phần mềm hệ thống đăng ký, quản lý, cấp biển số phương tiện giao thông sai quy định.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Hành vi của 3 công an trên là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 356 Bộ luật hình sự 2015
Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ là gì?
Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ là hành vi của người có chức vụ; lợi dụng quyền hạn của mình; để làm những hành vi vi phạm pháp luật . Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ là việc người nào vì vụ lợi; hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ; quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Cấu thành tội phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của Tội này là chủ thể đặc biệt. Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội; đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả xảy ra; không có trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn gây hiệt hại cho xã hội.
Đối với tội này, động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Nếu không xác định được động cơ của người phạm tội thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân không cấu thành tội phạm này.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện; và hành vi gây thiệt hại đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội. Nếu họ không có chức vụ, quyền hạn thì họ không thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
Làm trái công vụ là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này. Nếu người phạm tội không làm trái công vụ mà làm đúng nhưng vẫn gây thiệt hại cho lợi ích của Nhầ nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì không cấu thành tội phạm này mà tùy trường hợp cấu thành tội phạm khác.
Nếu trong khi thi hành công vụ họ đã thực hiện vượt quá giới hạn cho phép là lạm dụng chức vụ, quyền hạn, mà không phải là lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong nhiều tội phạm có dấu hiệu lạm dụng chức vụ, quyền hạn.
Về hậu quả, nếu tài sản bị thiệt hại chưa đến 10.000.000 đồng và không gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì không cấu thành tội phạm này.
Công an can thiệp phần mềm bấm biển số xe bị xử lý như thế nào?
Điều 356 Bộ Luật hình sự quy định các khung hình phạt Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ như sau:
Khung 1
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung 3
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Phân biệt Lạm dụng chức vụ quyền hạn và Lợi dụng chức vụ quyền hạn
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Hình sự là sử dụng vượt quá quyền hạn; chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao; không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, hành vi của 3 cán bộ công an là hành vi trái quy định của pháp luật. Vụ việc đang được điều tra làm rõ. Hình phạt cao nhất cho tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể bị phạt tù từ 10-15 năm; bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; và bị phạt tiền đến 100 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ sẽ bị phạt như thế nào?
- Hành vi lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào theo quy định
- Cán bộ ngoại tình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Công an can thiệp phần mềm bấm biển số xe bị xử lý như thế nào?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 Điều 352 BLHS năm 2015 quy định: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng; hoặc do một hình thức khác có hưởng lương; hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định; có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”.
Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.
Công chức, viên chức phạm tội nhận hối lộ bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, từ bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác; bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp; dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý; với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản.