Tối hôm qua ngày 24/10 trên ngay song livestream của bà chủ Đại Nam Phương Hằng; có một người được cho là con trai của người đứng đầu Tịnh thất bồng lai; hay còn được mọi người gọi với cái tên Thiên am bên bờ vũ trụ; đã tố các hành vi sai trái liên quan tới những đứa bé tự cho là mồ côi; nhưng thực chất các cháu vẫn đang sinh sống với cha mẹ của mình. Vậy cụ thể vụ việc này như thế nào? Con trai không tố giác cha có bị khởi tố hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài vết dưới đây!
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Nội dung buổi livestream ngày 24/10 của Phương Hằng như thế nào?
Nam thanh niên trên song livestream của bà chủ Đại Nam; cụ thể người này nói như sau:
“Mỗi lần có các mạnh thường quân hay nhà báo tới, ông ấy thường soạn sẵn các câu hỏi và yêu cầu các bé học thuộc câu trả lời. Khi tham gia game show, ông ấy sẽ để các bé giới thiệu là trẻ mồ côi, mục đích là lôi kéo sự thương cảm của mọi người.
Ông ấy chủ yếu sống bằng nguồn tiền do mạnh thường quân chuyển vào chứ nơi đó không hề có hoạt động gì để kiếm tiền. Riêng ông Lê Tùng Vân luôn đưa các trẻ em ra làm ‘mồi câu’, nuôi dưỡng các em để nhận tiền của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước”,
Con trai không tố giác cha mình phạm tội có vi phạm pháp luật không?
Theo báo chí đưa tin và nghiên cứu điều tra vụ việc thì những hành vi này có dấu hiệu của việc gian dối, lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản, để trục lợi cá nhân.
Giả sử người này là con trai ruột của ông chủ Tịnh thất bồng lai thật và người đứng đầu của ngôi chùa này bị truy tố TNHS thì người con không tố giác hành vi vi phạm của cha mình với cơ quan chức năng mà chỉ nói trên livestream có bị truy tố hình sự không?
Không tố giác tội phạm bị xử phạt như thế nào?
Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2; hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị; hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Về nguyên tắc, mỗi công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm tố giác nếu phát hiện ai đó có hành vi vi phạm pháp luật.
Các trường hợp không không tố giác không bị truy cứu Trách nhiệm hình sự
Căn cứ vào Điều 18 và Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); thì có những trường hợp không tố giác tội phạm sẽ không bị truy cứu TNHS, như sau:
Điều 18. Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Điều 19 Bộ luật hình sự có quy định về hành vi không tố giác tội phạm như sau:
Điều 19. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Con trai không tố giác cha mình phạm tội có vi phạm pháp luật không?
Như vậy, khi biết rõ cha mình vi phạm con không tố giác cha mẹ cũng sẽ không bị coi là phạm tội. Mặc dù nam thanh niêm có bộc bạch trên song livestream; thì cũng không trở thành đồng phạm của ông chủ Thiên am bên bờ vũ trụ.
Câu hỏi thường gặp:
Tội đặc biệt nghiêm trọng là loại tội được phân loại tội phạm có tính chất nguy hiểm nhất, cụ thể:
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Ta có thể điểm danh một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như: Giết người, cố ý gây thương tích mà hậu quả làm chết người.
Ý thức của người phạm tội
– Không hứa hẹn trước, không biết trước việc phạm tội
– Biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện
Thời điểm phát hiện
– Sau khi tội phạm được thực hiện mới biết
– Trong cả quá trình, có thể trước, trong hoặc sau khi tội phạm được thực hiện
Cách thức
– Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm
– Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội
– Không tố giác với cơ quan chức năng
Theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Bộ luật hình sự 2015; thì việc bố mẹ không tố giác con cái phạm tội vì thương, vì không muốn con cái lâm vào vòng lao lý; có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Cụ thể là không chỉ người không tố giác người che giấu là bố mẹ; mà cả ông bà, anh chị em ruột, vợ chồng biết người thân phạm tội; nhưng không tác giác; sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự; ngoại trừ trường hợp người thân đó phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc xâm phạm an ninh quốc gia.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin về dịch vụ pháp lý. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Nếu còn thắc mắc hoặc muốn sử dụng các dịch vụ pháp lý của chúng tôi; hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0833 102 102
Hi vọng bài viết về Con trai không tố giác cha mình phạm tội có vi phạm pháp luật không? hữu ích đối với quý độc giả!