Vấn đề về khai sinh cho con, còn khá nhiều người loay hoay không phải biết làm thế nào về việc chọn dân tộc khi khai sinh cho con phải theo cha hay theo mẹ. Đề hiểu rõ hơn về việc con theo dân tọc của cha hay của mẹ khi khai sinh, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu dưới đây:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hộ tịch 2014
- Bộ luật Dân sự 2015
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Giấy khai sinh là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014.
Cụ thể, nội dung của đăng ký khai sinh được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm:
- Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
- Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
- Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
- Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014.
Con theo dân tộc của cha hay của mẹ khi khai sinh
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014, nội dung đăng ký khai sinh bao gồm các thông tin về họ, tên và chữ đệm, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, dân tộc, quốc tịch…
Về việc xác định dân tộc cho con khi khai sinh, khoản 2 Điều 14 Luật Hộ tịch nêu rõ:
- Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
Theo đó, tuỳ từng trường hợp khác nhau, việc xác định dân tộc cho trẻ sẽ thực hiện khác nhau theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự:
- Con có đầy đủ cả cha mẹ đẻ
- Cha mẹ đẻ cùng dân tộc: Con sinh ra sẽ theo dân tộc của cha và mẹ đẻ. Đồng nghĩa, nếu cha mẹ đẻ có cùng dân tộc thì con sẽ theo dân tộc này.
- Cha mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau: Dân tộc của con sẽ được xác định như sau:
- Theo sự thoả thuận của cha mẹ đẻ: Theo cha đẻ hoặc theo mẹ đẻ.
- Không thoả thuận được: Dân tộc của con xác định theo tập quán. Nếu tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
- Trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và được nhận con nuôi: Được xác định theo dân tộc của một trong hai người, cha nuôi hoặc mẹ nuôi (nếu cha mẹ nuôi có thảo thuận). Nếu chỉ có một người nhận nuôi thì dân tộc của con sẽ được lấy theo dân tộc của người đó.
- Trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và chưa được nhận nuôi: Xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng/người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ.
Như vậy, khi đi làm khai sinh, dân tộc của con sẽ được lấy theo dân tộc của cha hoặc mẹ theo thoả thuận hoặc lấy theo tập quán. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết trẻ được khai sinh theo dân tộc của người cha. Chỉ trường hợp trẻ chưa xác định được cha thì sẽ lấy theo dân tộc của mẹ và các trường hợp còn lại nêu trên.
Quy định pháp luật về thủ tục đăng ký khai sinh
Căn cứ theo điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
– Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
– Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
Có thể bạn quan tâm
- Tên trên giấy khai sinh xấu, muốn đổi lại được không năm 2022?
- Mẫu giấy ủy quyền cho ông, bà đi làm giấy khai sinh cho con
- Hướng dẫn cách làm giấy khai sinh cho con không có cha?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Con theo dân tộc của cha hay của mẹ khi khai sinh”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
– Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.