Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp được thành lập đang có xu hướng gia tăng trong xã hội. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì một trong những yếu tố không thể thiếu chính là con dấu doanh nghiệp. Đây là một trong những vật dụng quan trọng đối với mỗi tổ chức kinh doanh nói chung trong quá trình ký kết các loại hồ sơ, giấy tờ, các hợp đồng giao dịch với bên thứ ba,… Vậy căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Con dấu doanh nghiệp ai cấp? Quy định về cơ quan đăng ký mẫu con dấu hiện nay như thế nào? Quy định về quyền quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp ra sao? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Quy định về cơ quan đăng ký mẫu con dấu hiện nay như thế nào?
Con dấu là một trong những chữ ký quan trọng nhằm thể hiện sự cam kết của một doanh nghiệp trên giấy tờ, văn bản. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho một con dấu riêng. Tuy theo từng loại con dấu mà thẩm quyền đăng ký cũng thuộc về các cơ quan khác nhau. Vậy cụ thể, pháp luật hiện hành về cơ quan đăng ký mẫu con dấu hiện nay như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tại Điều 12 Nghị định 99/2016/NĐ-CP có quy định về cơ quan đăng ký mẫu con dấu cũng như phân định thẩm quyền của các cơ quan này như sau:
(1) Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước, gồm:
– Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội;
– Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
– Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
– Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
– Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an; đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
– Cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
– Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương;
Mời bạn xem thêm: Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ
– Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động, tổ chức trực thuộc các cơ quan, tổ chức này;
– Tổ chức kinh tế do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thành lập hoặc cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp giấy phép hoạt động và các tổ chức trực thuộc;
– Đại sứ quán, Phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Tổng Lãnh sự danh dự, Lãnh sự danh dự, Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan đại diện khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ hoặc tại vùng lãnh thổ nước ngoài;
– Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cấp giấy phép hoạt động;
n) Tổ chức khác do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động.
(2) Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với cơ quan, tổ chức, gồm:
– Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
– Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của bộ, ngành trung ương tại địa phương;
– Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
– Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
– Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an xã, phường, thị trấn; đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
– Cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh; cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện; đơn vị trực thuộc các cơ quan này;
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở;
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
– Cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị trực thuộc các cơ quan, tổ chức này;
– Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động, tổ chức trực thuộc các cơ quan, tổ chức này;
– Tổ chức kinh tế do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thành lập hoặc cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp giấy phép hoạt động và các tổ chức trực thuộc;
– Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cấp giấy phép hoạt động;
– Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh, Ủy ban bầu cử ở cấp huyện, Ủy ban bầu cử ở cấp xã, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, Tổ bầu cử;
– Tổ chức khác do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động;
– Một số trường hợp theo ủy quyền của cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2016/NĐ-CP.
Con dấu doanh nghiệp ai cấp?
Chị G là nhân viên pháp lý tại một công ty trong lĩnh vực may mặc. Tuy nhiên, gần đây chị đã nghỉ việc để tự thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh độc lập. Khi đó, để thuận tiện cho việc ký kết các giấy tờ, chị G muốn xin cấp con dấu cho doanh nghiệp của mình nhưng chị băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định hiện hành, con dấu doanh nghiệp ai cấp, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé:
Trước đây Phòng quản lý con dấu – Công an tỉnh/ thành phố có thẩm quyền cấp, cấp đổi và thu hồi con dấu doanh nghiệp. Tuy nhiên quy định mới tại luật doanh nghiệp 2020, đã giao quyền này cho chính doanh nghiệp sử dụng con dấu. Cụ thể doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp. Pháp luật chỉ thống nhất điều chỉnh quy ước chung về hình thức con dấu để các doanh nghiệp có cơ sở áp dụng. Cụ thể:
– Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác).
– Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
Doanh nghiệp đã có thể tự làm lấy con dấu hoặc sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường nhưng việc yêu cầu công ty khắc dấu thực hiện việc khắc con dấu mới, đổi dấu mới phải theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
Quy định về quyền quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp
Vừa qua, anh H đã thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn để kinh doanh các mặt hàng liên quan đến phụ kiện, trang sức. Vì lần đầu thành lập doanh nghiệp nên anh H vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Anh H đang trong quá trình chờ cơ quan có thẩm quyền cấp con dấu cho công ty của mình. Tuy nhiên, anh H vẫn chưa nắm rõ các quy định về quyền quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp hiện nay. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Theo Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, con dấu doanh nghiệp được quản lý và sử dụng theo quy định sau:
– Các doanh nghiệp đã thành lập trước 01/07/2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này.
Đồng thời, thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Con dấu doanh nghiệp ai cấp?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Trong hầu hết các tranh chấp dân sự giữa các bên, pháp luật luôn ưu tiên phương pháp giải quyết theo hướng thoả thuận, hoà giải. Mặt khác, đối với các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai, Điều 202 Luật đất đai 2013 cũng quy định rõ: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. Trong trường hợp các bên không thể tự hoà giải được thì có thể nhờ UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hoà giải.
Như vậy, cách thức giải quyết tối ưu nhất đối với các vụ việc tranh chấp đất đai là tự hoà giải, hoặc nhờ chính quyền địa phương hoà giải. Chỉ trong trường hợp sau khi các bên đã tự hoà giải và chính quyền địa phương đã tổ chức hoà giải nhưng không thành, phương án khởi kiện tại Toà án mới là phương án giải quyết cuối cùng.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung theo Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.