Những ngày qua thì cả cộng đồng mạng đang xôn xao bàn tán về vụ 3 cô con gái mang xăng đến đốt nhà mẹ đẻ để đòi chia quyền thừa kế khiến cả 4 mẹ con bị bỏng. Vậy thì câu hỏi được đặt ra ở đây là Con có ý định giết cha mẹ thì có được hưởng thừa kế nữa không? 3 cô con gái trên có bị truất quyền thừa kế hay không? Hành vi mang xăng đến đốt nhà mẹ đẻ bị pháp luật xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Con có ý định giết cha mẹ thì có được hưởng thừa kế nữa không?
Thừa kế được hiểu là chuyển dịch tài sản từ người đã mất sang người còn sống. Nhiều người thì thường nghĩ rằng đã là con thì sẽ chắc chắn sẽ được hưởng quyền thừa kế từ bố mẹ mình. Nhưng thực tế thì không phải như vậy, pháp luật sẽ không cho một số trường hợp nhất định được hưởng quyền này, đó gọi là bị truất quyền thừa kế hoặc tước quyền thừa kế.
Cụ thể ở trong trường hợp này, ba con gái có hành vi cố ý mang xăng đến để đốt nhà mẹ đẻ của mình vì không được chia nhà đất thì thuộc vào trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”
Như vậy, qua quy định nêu trên thì những cơ quan có thẩm quyền và chính người mẹ hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để không cho cả 3 cô con gái kia được hưởng bất cứ tài sản nào chứ không riêng gì ngôi nhà.
Hành vi mang xăng đến đốt nhà mẹ đẻ bị pháp luật xử lý như thế nào?
Có thể thấy đây là sự việc nghiêm trọng, trường hợp động cơ mục đích của hành vi đốt nhà này là để sát hại những người trong nhà hoặc người thực hiện hành vi đốt nhà bằng xăng biết được hành vi của mình là nguy hiểm, có thể gây thiệt hại đến tài sản, thậm chí tính mạng của những người sinh sống trong ngôi nhà này nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi, bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra thì 3 người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người (mặc dù nạn nhân không chết do được cấp cứu kịp thời). Cụ thể tại Điều 123 Bộ luật hình sự như sau
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi của 3 cô con gái là vi phạm pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức xử phạt kịch khung có thể lên tới tử hình bởi thực hiện hành vi này với chính mẹ ruột của mình.
Việc xác định hành vi có thể dẫn đến chết người hay không phụ thuộc vào đặc điểm của vụ việc như số lượng xăng đổ ra, đặc điểm ngọn lửa, khả năng thoát hiểm của nạn nhân và các yếu tố khác về mặt cơ học, kĩ thuật… Nếu không đủ căn cứ xử lý hình sự về tội Giết người, người vi phạm vẫn có thể bị xem xét trách nhiệm về các tội Cố ý gây thương tích (Điều 134) và Hủy hoại tài sản (Điều 178) theo Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp xác định mục đích phóng hỏa của 3 người con gái là hành vi cố ý nhằm gây thương tích cho người khác, người vi phạm có thể bị xem xét xử lý về tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 với tình tiết định khung dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người theo điểm a, khoản 1, Điều 134 Bộ luật này.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Con có ý định giết cha mẹ thì có được hưởng thừa kế nữa không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Con có ý định giết cha mẹ thì có được hưởng thừa kế nữa không?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục lập di chúc thừa kế, dịch vụ tư vấn online, … Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm
- Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc năm 2022 như thế nào?
- Địa điểm mở thừa kế là gì?
- Người chết có được hưởng thừa kế theo quy định 2022 không?
Câu hỏi thường gặp
Ba người con sẽ còn phải có trách nhiệm bồi thường cho mẹ của mình như các chi phí khắc phục hậu quả, chi phí khám chữa bệnh và khoản chi phí bồi thường tổn thất tinh thần do 2 bên tự thỏa thuận không quá 149 triệu đồng.
Theo điều 100 Luật Đất đai 2013, quyền sử dụng đất của cá nhân được cấp dưới hai hình thức. Hình thức thứ nhất là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân (cấp cho một hoặc nhiều cá nhân hoặc cấp vợ, chồng). Hình thức cấp giấy chứng nhận thứ hai là cấp cho hộ gia đình.
Đối với trường hợp cấp cho hộ gia đình, quyền sử dụng đất trong trường hợp này là tài sản chung của tất cả những thành viên trong hộ (người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận). Do là tài sản chung nên tất cả các thành viên đều có quyền quản lý, sử dụng và định đoạt ngang nhau, không phân biệt nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất của mỗi thành viên trong hộ.
Với quy định nói trên, nếu đất mà hộ gia đình đang sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ thì đây là tài sản riêng, người con không có quyền yêu cầu được chia đất.
Trường hợp đất ở và đất ruộng cấp cho hộ gia đình và có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, người con có quyền yêu cầu bố mẹ chia đất cho mình. Nếu được chia, người con cũng sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích được chia.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 người thừa kế là người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc hưởng thừa kế theo pháp luật, hoặc vừa hưởng thừa kế theo di chúc vừa hưởng thường kế theo pháp luật.
– Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.