Thừa kế là việc chuyển tài sản từ người chết sang người còn sống. Vậy pháp luật quy định gì về di sản thừa kế? Hiện nay pháp luật quy định thế nào về thừa kế theo di chúc? Những chủ đề nào không phụ thuộc vào nội dung của di chúc? Theo quy định pháp luật về người thừa kế thì chúng ta có thể hiểu nghiễm nhiên người thừa kế phải là người còn sống. Vậy con chết trước cha mẹ có được hưởng thừa kế theo pháp luật hay không? Quy định của pháp luật về trường hợp hưởng thừa kế này sẽ được Luật sư X đề cập dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Di sản thừa kế theo quy định pháp luật
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Có thể hiểu, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:
- Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
- Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.
Tài sản riêng của người chết
- Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp ( như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số,..) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng ( như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô, vô tuyến,..) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.
- Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của cải để dành.
- Nhà ở; diện tích mà người có nhà ị cải tại xã hội công nghiệp, được nhà nước để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ.
- Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hoặc của các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp.
- Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu.
- Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đất đó.
Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
Trên thực tế có nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh nên có khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người (đồng chủ sở hữu đối với một khối tài sản nhất định). Nếu một trong đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.
Khác với hình thức sở hữu chung theo phần, tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Khoản 1 Điều 213 BLDS quy định Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngag nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:
Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
+ Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của BLDS
Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định nêu trên, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Con chết trước cha mẹ có được hưởng thừa kế theo pháp luật?
Trường hợp con là người được hưởng thừa kế theo di chúc từ cha mẹ nhưng con chết trước cha mẹ
Điểm c khoản 1 Điều 675 BLDS 2015 quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
Tiếp đến điểm C khoản 2 Điều 675 BLDS 2015 quy định:
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp con là người được hưởng di chúc theo di chúc thừa kế và bố mẹ là người để lại di chúc nhưng con lại chết trước bố mẹ thì phần di sản có liên quan đến người con được thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo pháp luật. Phần di sản này sẽ được chia cho những người thừa kế của bố mẹ.
Trường hợp con chết trước bố mẹ nhưng bố mẹ không để lại di chúc
Nếu con chết trước bố mẹ và di sản thừa kế của bố mẹ được chia theo pháp luật thì người con đã chết không được định là người được hưởng di sản thừa kế. Di sản thừa kế của bố mẹ sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế còn sống của bố mẹ. Nếu người con đã chết có con thì con của người này sẽ được nhận thừa kế thế vị được quy định tại điều 677 BLDS 2015 dưới đây:
Điều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Quy định khởi kiện sau khi cha mẹ chết trước ai là người hưởng thừa kế
Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2015 có thời hiệu khởi kiện như sau:
Thời hiệu được khởi kiện sau khi cha mẹ chết trước trong vòng 10 năm từ thời điểm mở thừa kế. Đặc biệt, các điều khoản người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản từ người mất để lại sẽ có thời hiệu khởi kiện trong vòng 3 năm.
Tóm lại, từ thời điểm mở thừa kế là 10 năm thì đối tượng được hưởng thừa kế sẽ không có quyền được khởi kiện đòi chia tài sản. Đồng thời bắt buộc phải xác nhận hoặc bác bỏ quyền thừa kế của mình hay của người khác.
Ngoài ra, trong thời hạn 3 năm từ cá nhân đến tổ chức sẽ không được phép yêu cầu người thừa kế thực hiện chuyển nhượng tài sản thừa kế của người đã mất để lại. Đặc biệt, nếu không có tranh chấp về quyền thừa kế trong thời hạn 10 năm thì sẽ có văn bản xác minh đây thuộc tài sản đồng thừa kế.
Mời bạn xem thêm:
- Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế bao gồm những gì?
- Lệ phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế năm 2022
- Quy định về thủ tục khai nhận di sản thừa kế chi tiết năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Con chết trước cha mẹ có được hưởng thừa kế theo pháp luật?”. Hy vọng sẽ mang đến kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề như tờ khai trích lục hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch, trích lục kết hôn bản sao, trích lục khai tử bản sao, trích lục giấy khai sinh online… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tư vấn.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế như sau:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Ngoài ra tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 quy định phân chia di sản theo pháp luật như sau:
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;