Xin chào Luật sư X, tôi đang gặp vấn đề như sau rất mong được tư vấn. Trước đây, tôi và cha mẹ có xảy ra mâu thuẫn, nên cha mẹ đã nói từ mặt tôi, coi như không có đứa con như tôi nữa. Do đó, tôi muốn hỏi: Việc con bị cha mẹ từ mặt có được hưởng thừa kế không? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Phòng tư vấn Luật dân sự của Luật sư X. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Con bị cha mẹ từ mặt được hiểu như thế nào?
Con bị cha mẹ từ mặt từ mặt được hiểu là cha mẹ muốn chấm dứt quan hệ với con cái, không muốn có bất cứ sự ràng buộc hay quan tâm đến con; và cũng không chăm sóc, giúp đỡ con cái như mối quan hệ gia đình thông thường.
Dưới góc độ pháp lý, việc cha mẹ từ mặt con cái, muốn cắt đứt quan hệ máu mủ với con không được pháp luật công nhận. Dù cho việc từ mặt được thông báo đến người thân, bạn bè, hàng xóm; thì cũng không chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con. Trên giấy tờ pháp lý, họ vẫn có quan hệ cha mẹ con bình thường.
Con bị cha mẹ từ mặt có bị chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con không?
Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, tôn trọng ý kiến của con. Đồng thời, con cũng có quyền được cha, mẹ yêu thương, tôn trọng, có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ. Do đó, giữa cha mẹ và con không chỉ có tình cảm gia đình, gắn bó mật thiết mà còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ. Như vậy, với bất kỳ lý do gì cha mẹ và con cái cũng không thể chấm dứt quan hệ cha mẹ con.
Trừ trường hợp, nếu là con nuôi thì có thể chấm dứt quan hệ cha mẹ con trong trường hợp:
- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi; hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi…
- Trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án; thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi với con nuôi cũng chấm dứt từ ngày quyết định của Tòa an có hiệu lực pháp luật
Như vậy, quan hệ cha, mẹ nuôi và con nuôi có thể chấm dứt; nhưng phải gửi yêu cầu đến Tòa án nhân dân; và được Tòa án công nhận bằng quyết định và thuộc các trường hợp nêu trên.
Con bị cha mẹ từ mặt có được hưởng thừa kế không?
Con bị cha mẹ từ mặt được hưởng thừa kế
Con cái bị cha mẹ từ mặt không được pháp luật công nhận. Vì vậy, quyền được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc việc cha mẹ từ mặt con cái mà phụ thuộc vào di chúc của cha mẹ. Nếu không có di chúc hoặc rơi vào các trường hợp thừa kế theo pháp luật; người con sẽ được hưởng di sản cha mẹ để lại theo hàng thừa kế thứ nhất.
Tuy nhiên, trường hợp cha mẹ có để lại di chúc và di chúc hợp pháp; thì việc phân chia tài sản thừa kế sẽ theo di chúc, tuân theo ý chí của người để lại di chúc
Con bị cha mẹ từ mặt không được hưởng thừa kế
Con cái sẽ không được hưởng thừa kế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Bị cha mẹ truất quyền hưởng di sản thừa kế của con.
Con từ chối nhận di sản thừa kế.
Người con bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ cha mẹ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của cha mẹ.
Người con vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với cha mẹ.
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Con cái có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản cha mẹ trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Xem thêm bài viêt: Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Câu hỏi thường gặp
Con bị cha mẹ từ mặt có được hưởng thừa kế. Nhưng nếu cha mẹ truất quyền hưởng di sản thừa kế của con, tuân theo ý chí của người để lại di sản thừa kế thì người con sẽ không còn quyền hưởng di sản thừa kế.
Nếu chỉ phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế trước ngày 01/01/2011; thì phải đăng ký trước ngày 01/01/2016. Sau đó, mọi trường hợp nhận con nuôi đều phải đăng ký; thì con nuôi mới được hưởng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ nuôi.
Pháp luật không phân biệt con ngoài giá thú hay con trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, nếu là con của người để lại thừa kế thì hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật. Trừ trường hợp không được hưởng do bị truất quyền hưởng thừa kế, từ chối nhận di sản… thì con ngoài giá thú có thể được hưởng thừa kế.