Cố tình kê khai giá nhà thấp hơn giá trị để trốn thuế bị xử lý thế nào ? Đây, là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, bởi thực tế hiện nay, việc mua bán; chuyển nhượng bất động sản diễn ra khá phổ biến. Một trong những, cách thức mà các bên thường sử dụng để; có thể giảm tối đa các nghĩa vụ về thuế cũng như chi phí công chứng đó là kê khai giá mua bán; các bất động sản thấp hơn giá trị thật của chúng; bằng các lập một hợp đồng giả cách khác ngoài hợp đồng mua bán thật. Vậy, pháp luật xử lý thế nào đối với trường hợp này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này, thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi 2012
Những loại thuế phí các bên cần biết khi mua bán nhà
Ngoài các chi phí liên quan đến mua bán nhà các bên thỏa thuận trong hợp đồng thì, người mua còn cần nộp các chi phí liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước ba. Cụ thể các loại thuế, này được xác định như sau:
Đối với thuế thu nhập cá nhân
Thông thường, đây là loại thuế mà người bán, phải chịu khi bán nhà. Tuy nhiên trên thực tế, các bên có thể thỏa thuận về người chịu thuế trong hợp đồng mua bán giữa các bên. Cụ thể mức tính thuế thu nhập cá nhân khi các bên mua bán nhà được xác định như sau:
heo quy định tại điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC; khi chuyển nhượng bất động sản là nhà đất thì thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x Giá chuyển nhượng
Đối với lệ phí trước bạ
Cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu; quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, khi mua bán nhà, thì một trong những nghĩa vụ, mà các bên phải thực hiện đó là đóng thuế trước bạ. Cụ thể mức thuế trước bạ được xác định như sau:
Lệ phí trước bạ = 0.5% x Diện tích x Giá 01 m2 x chất lượng còn lại
Tuy nhiên, thực tế hiện nay khi mua bán nhà, hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất; một trong những các các bên thường áp dụng là kê khai giá nhà thấp hơn giá trị thực tế của hợp đồng mua bán, chuyển nhượng. Vậy hành vi này, bị xử lý thế nào ?
Cố tình kê khai giá nhà thấp hơn giá trị để trốn thuế bị xử lý thế nào ?
Việc người dân cố tình kê khai giá nhà thấp hơn giá trị mang đến những rủi ro; tiềm tàng cho các bên; đặc biệt là về phía người mua nhà. Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm, mà các bên còn có thể bị xử lý vi Phạm hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thế như sau:
Xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định tại điều 17 nghị định 125/2020/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn, như sau:
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên; khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai; không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế. …
2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế; khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: Vi phạm lần đầu; có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ…
Theo đó, mức phạt tối đa có thể lên đến 3 lần số tiền thuế đã trốn, nếu có từ 3 tình tiết tăng nặng trách nhiệm. Ngoài ra, còn phải nộp đủ số thuế đã trốn vào ngân sách nhà nước
Kê khai giá nhà thấp hơn giá trị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Việc kê khai giá nhà thấp hơn so với giá trị thật, nhằm mục đích trốn thuế; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 200 Bộ luật hình sự 2015; về tội trốn thuế. Cụ thể, tùy theo số tiền trốn thuế thì, người trốn thuế có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng- 500.000.000 đồng, hoặc phạt tù từ 1-3 năm… Theo đó, mức hình phạt nặng nhất có thể lên đến 2- 7 năm; đồng hoặc phạt tiền từ 1.5 tỷ – 4.5 tỷ.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Có thể bạn quan tâm
Hậu quả của việc kê khai giá nhà thấp hơn giá trị
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; thì một trong những hậu quả; mà các bên có thể phải gánh chịu đó là hợp đồng bị vô hiệu.
Theo đó, tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Việc các bên kê khai giá nhà thấp hơn giá trị, bằng cách lập hợp đồng, giả cách khi bị phát hiện có thể dẫn đến việc hợp đồng bị vô hiệu, từ đó các bên cũng không thể đạt được mục đích liên quan đến giao dịch nhà đất của mình.
Ngoài ra, trong trường hợp giữa các bên trong trường hợp xảy ra các tranh chấp; sau khi thực hiện hợp đồng mua bán nhà, thì phía người mua sẽ luôn là người chịu thiệt thòi mặc dù đã thực hiện đúng các nghĩa vụ; của mình đối với bên mua. Bởi vậy, khi tiến hành việc mua bán nhà; thì các bên lên có những cách xử lý phù hợp để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Cố tình kê khai giá nhà thấp hơn giá trị để trốn thuế bị xử lý thế nào ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng; cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp thì Cơ quan thuế; có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này; chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế; thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng; kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật; chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp chỉ được thực hiện kê khai; khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.