Để có thể có 1 cuộc sống ổn định, ai trong chúng ta cũng nên tìm kiếm 1 công việc và để có thể làm được điều đó chúng ta cần có 1 hồ sơ xin việc phải thật đặc sắc, ấn tượng và đi cùng đó là sự thành thật khi khai báo thông tin trên hồ sơ. Và muốn có được 1 hồ sơ như thế sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về 1 vấn đề liên quan đến hồ sơ xin việc đó là: ” có tiền án có làm hồ sơ xin việc được không? “
Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp 2013
- Bộ luật hình sự 2015
- Luật lý lịch tư pháp 2009
Án tích là gì?
Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích tồn tại trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án.
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
Các trường hợp xóa án tích
Đương nhiên được xóa án tích
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích.
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích.
Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Quy định về người xin việc làm
Theo Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định:
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Như vậy, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án, là người có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
Có tiền án có làm hồ sơ xin việc được không?
Hồ sơ xin việc, trong đó có lý lịch xin việc là một bản lý lịch về bản thân người xin viêc. Lý lịch xin việc có nhiều loại: lý lịch cơ bản, lý lịch tư pháp,…
Thông thường mọi người sẽ sử dụng lý lịch cơ bản với mẫu thông thường bản chất của lý lịch này chỉ là chữ ký cá nhân của người có lý lịch và được chính quyền cấp xã xác nhận, thường là xác nhận có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Bên cạnh đó có thể là bản CV nói lên kinh nghiệm, thành tích, kỹ năng, sở trường của bản thân. Trong những trường hợp này, chúng ta thường không nhắc đến những cụm từ như “tiền án”, “tiền sự”, “có án tích”, “xóa án tích”.
Ngoài ra còn có một loại lý lịch là lý lịch tư pháp. Căn cứ Điều 2 Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 thì:
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Tòa án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.
Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
Trong lý lịch tư pháp chúng ta mới cần nhắc đến những thông tin như tiền án, án tích, xóa án tích. Tuy nhiên dù đã có tiền án nhưng họ vẫn có thể xin làm việc như bình thường, trừ những trường hợp quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề có tiền án có làm hồ sơ xin việc được không? Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về xóa án tích và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Bản án tuyên hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu, Căn cứ không chấp nhận yêu cầu khởi kiện,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 70 Bộ luật hình sự 2015:
Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Căn cứ tại Điều 71 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.