Thế chấp là một phương thức khá phổ biến và được người dân ưa dùng hiện nay khi cần huy động động vốn: Mua nhà , mua xe, đầu tư kinh doanh…. . Vậy liệu có thể thế chấp tại nhiều ngân hàng với một tài sản hay không? Hãy cùng phòng tư vấn luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật.
Nội dung tư vấn.
Có thể thể thế chấp tại nhiều ngân hàng với một tài sản hay không?
Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Theo quy định tại điều 296 bộ luật dân sự 2015 :
Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
Theo đó, để một tài sản có thể thế chấp tại nhiều ngân hàng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- giá trị tài sản phải lớn hơn tổng nghĩa vụ đang thực hiện tại thời điểm thế chấp.
- Bên thế chấp phải thông báo cho ngân hàng nhận thế chấp sau về tình trạng tài sản bảo đảm.
- Hợp đồng thế chấp phải được lập thành văn bản.
Như vậy để một tài sản có thể thế chấp tại nhiều ngân hàng cần đáp ứng các điều kiện trên. Trường hợp các bên có thỏa thuận khác, pháp luật có quy định khác sẽ thực hiện theo thỏa thuận của các bên, theo các quy định khác của pháp luật.
Hiệu lực của hợp đồng thế chấp.
Căn cứ điều 219 bộ luật dân sự 2015, hiệu lực hợp đồng thế chấp được quy định như sau.
- Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Như vậy , để hợp đông thế chấp có hiệu lực đối kháng với bên thứ 3 , các bên cần tiến hành đăng ký hợp đồng thế chấp đó với cơ quan chức năng. Việc đăng ký hợp đồng thế chấp hiện nay là rất quan trọng , bởi việc thế chấp bên nhận thế chấp không được giữ tài sản thế chấp nên rủi ro của các hợp đồng thế chấp là rất lơn. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại điều điều 298 bộ luật này và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Bài viết xem thêm.
Tài sản thế chấp khi ly hôn giải quyết thế nào?
Có được thế chấp sổ tiết kiệm để bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng?
Xử lý tài sản bảo đảm.
Căn cứ khoản 3 điều 296 bộ luật dân sự 2015:
Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản.
Như vậy , nếu các bên không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý khi có một nghĩa vụ bảo đảm đến hạn. Tuy nhiên trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
Trước khi xử lý tài sản bảo đảm bên nhận bảo đảm phải thông báo cho bên bao đảm biết theo quy định tại điều 300 bộ luật này. Người có tài sản bị xửa lý phải giao tài sản bị xử lý , nếu không bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu toàn án giải quyết; điều 301 bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về vấn đề này.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi tài sản bảo đảm thế chấp tại nhiều ngân hàng.
Điều 308 bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau.
Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
- Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
- Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
- Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
Hiện nay tại các ngân hàng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại việt nam. Mức cho vay đối với tài sản bảo đảm là bất động sản thường không quá 70% giá trị tài sản bảo đảm.
Căn cứ điều 296 bộ luật dan sự 2015. Điều kiện để thế chấp với nhiều ngân hàng không cần sự đồng ý của ngân hàng nhận thế chấp trước. Trừ trường hợp nếu các bên có thỏa thuận cụ thể khác.
Sẽ phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp nếu:
Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp.
Đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
Trường hợp bên thế chấp thực hiện quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp. Nếu xảy ra xử lý tài sản thế chấp, phần tài sản ngoài phần nghĩa vụ bảo đảm sẽ thuộc bên thế chấp.