Thưa Luật sư. Tôi là Thanh Hương, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là Sổ đỏ) là một loại giấy tờ pháp lý rất quan trọng và quen thuộc đối với người dân chúng tôi. Nên việc bị người khác chiếm đoạt hay lừa lọc lấy giấy tờ đó khiến tôi cảm thấy rất hoang mang và sợ hãi. Một người quen đã cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi và không trả lại cho tôi. Vậy, tôi có thể kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Tôi phải làm gì với trường hợp này? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Để giải đáp vấn đề “Có thể kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?″ và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
- Công văn 141/TANDTC-KHXX.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Căn cứ theo khoản 16 điều 3 của Luật đất đai 2013 có quy định như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý; để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Ngoài ra, giấy chứng nhận còn có tên gọi khác là sổ đỏ, sổ hồng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ xác nhận quyền lợi; nghĩa vụ hợp pháp của người sử dụng đất; đồng thời, nó cũng xác lập mối quan hệ về đất đai giữa nhà nước và người sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là tài sản không?
Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
Điều 115 BLDS 2015 quy định về quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, Giấy chứng nhận không phải là tài sản.
Có thể kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Đối chiếu các quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) chỉ là căn cứ xác nhận về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức. Bản thân ‘sổ đỏ’ không phải là quyền sử dụng đất, không phải là tài sản.
Do đó, mặc dù “sổ đỏ” bị người khác chiếm giữ trái pháp luật, nhưng cá nhân không thể khởi kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là “sổ đỏ” vì “sổ đỏ” không phải là tài sản. Nếu cá nhân đã nộp đơn thì tòa án sẽ không thụ lý, vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.
Tranh chấp yêu cầu đòi lại Giấy chứng nhận chưa được quy định cụ thể là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Pháp luật hiện hành mới chỉ có hướng dẫn trong trường hợp mất “sổ đỏ”. Đối với trường hợp ‘sổ đỏ’ bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp thì chưa có quy định cụ thể.
Cá nhân có thể tham khảo các quy định dưới đây trong trường hợp xin cấp lại ‘sổ đỏ’ bị mất:
Về trình tự, thủ tục xin cấp ‘sổ đỏ’ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) khi bị mất:
- Khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất ‘sổ đỏ’
- UBND cấp xã yết thông báo mất ‘sổ đỏ’ tại trụ sở, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn
- Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư người bị mất ‘sổ đỏ’ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại ‘sổ đỏ’
- Văn phòng Đăng ký nhà đất kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định luật định ký quyết định hủy ‘sổ đỏ’ bị mất, đồng thời ký cấp lại ‘sổ đỏ’ (tức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) …
Kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái phép như thế nào?
Trong thời gian vừa qua một số Tòa án nhân dân địa phương đề nghị hướng dẫn “Giấy tờ có giá” và các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) có phải là các yêu cầu trả lại “Giấy tờ có giá” hay không. Nếu có khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án có thụ lý giải quyết không. Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Công văn 141/TANDTC-KHXX như sau:
Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) thì Tòa án giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trong văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
b) Trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.
c) Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu trên, Tòa án phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ đó. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật (ví dụ: yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở bị mất theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ “về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”). Bên có lỗi trong việc làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ mới.
Có thể bạn quan tâm
- Đất có sổ đỏ rồi có được chia thừa kế không?
- Năm 2022, không sử dụng đất liên tục bị xử lý thế nào?
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: Có thể kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn vận dụng vào công việc và cuộc sống.
Để có thêm thông tin về những vấn đề liên quan đến đất đai như: mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất mới nhất, hồ sơ chuyển nhượng đất, dịch vụ lập thừa kế nhà đất, thủ tục khởi kiện khi tranh chấp đất đai hay tìm hiểu quy định pháp luật về thủ tục thu hồi đất và mức giá bồi thường khi bị thu hồi đất… của Luật sư X, hãy liên hệ với chúng tôi.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng hướng dẫn về các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013.
Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa sau:
+ Căn cứ xác nhận ai là chủ đất, chủ sở hữu nhà ở
Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định ai là người có quyền sử dụng đất, ai là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo thông tin tại trang bìa hoặc trang ghi thông tin biến động.
+ Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
+ Giấy chứng nhận là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
+ Giấy chứng nhận sử dụng làm căn cứ để xác định loại đất (xem trong Sổ đỏ, Sổ hồng sẽ thấy phần mục đích sử dụng đất).
+ Giấy chứng nhận là thành phần trong hồ sơ đăng ký biến động khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, chuyển mục đích sử dụng đất,…
Theo Khoản 40 Điều 1 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
– Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 15 ngày;
– Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất là không quá 15 ngày.
Đối với thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thời gian thực hiện thủ tục là không quá 15 ngày.