Hiện nay, việc bố mẹ tặng cho đất cho con cái là vô cùng phổ biến và không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể tặng cho đất mà còn tuỳ thuộc vào điều kiện được tặng cho đất theo quy định của pháp luật. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng là có thể để lại đất đai cho con ở nước ngoài được không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.
Căn cứ pháp lý
Có thể để lại đất đai cho con ở nước ngoài được không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013 về nhận quyền sử dụng đất :
1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;”.
Theo đó, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở thì sẽ được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức nhận thừa kế.
Điều kiện để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất?
Căn cứ Điều 179 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
Căn cứ khoản 1 điều 186 Luật đất đai năm 2013 có nội dung như sau:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”
Theo đó, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nếu có đủ điều kiện để nhập cảnh vào Việt Nam, bao gồm các điều kiện:
Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện nhất định của pháp luật, đó là được phép nhập cảnh vào Việt Nam, có nhà ở hợp pháp thì sẽ được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam.
Muốn tặng cho đất nhưng con ở nước ngoài thì phải làm sao?
Căn cứ Điều 24 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng”.
Để tiến hành thủ tục nhận tặng cho, cũng như sang tên sổ đỏ, chị cần chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:
– Giấy ủy quyền;
– Giấy tờ tùy thân ( CMND/CCCD/ hộ chiếu) của vợ và chồng;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Hợp đồng cho tặng quyền sử dụng đất có công chứng;
– Sổ hộ khẩu;
– Giấy khai sinh của chồng và bố chồng.
Giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố chồng chị cho vợ chồng chị được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành.
Thủ tục tặng cho đất được quy định như thế nào?
Tương tự với mua bán chuyển nhượng tặng cho cũng là một biến động quyền sử dụng đất. Thủ tục tặng cho nhà đất được thực hiện như sau
Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hợp đồng này gồm những nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
- Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;
- Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;
- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Bước 2: Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hai bên có thể liên hệ với văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã để yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng này. Việc tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện luật định; khi lập hợp đồng thì cả hai bên phải ký vào hợp đồng tặng cho.
Trông đó, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc);
- Hợp đồng tặng cho đã được công chứng;
- Bản sao công chứng các giấy tờ nhân thân: CMND/CCCD, hộ khẩu….;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân (để được miễn thuế thu nhập cá nhân);
- Các giấy tờ cần thiết khác.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký đất đai
Sau khi hợp đồng đã được công chứng hoặc chứng thực người tặng cho sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có bất động sản; để sang tên quyền sử dụng đất cho người được tặng cho. Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…
Bước 4: Khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ
Bước 5: Thực hiện thủ tục sang tên nhà đất
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai; tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã công chứng hoặc chứng thực
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng kèm theo bản chính; hoặc bản photo có công chứng, chứng thực.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;
- Chỉnh lý; cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Cuối cùng; nhận lại Giấy chứng nhận đã sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc tại UBND xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại UBND xã.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về tặng cho nhà, đất
Mời bạn tham khảo
- Muốn tặng cho đất nhưng con ở nước ngoài thì phải làm sao?
- Có được cấp sổ đỏ cho đất quy hoạch không?
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho nhà đất tại Quận Cầu Giấy năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về “Có thể để lại đất đai cho con ở nước ngoài được không?“. Hy vọng bài viết ích độc giả. Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty, tặm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo hộ logo, bảo hộ thương hiệu, mẫu đơn xin trích lục khai tử, Thủ tục tặng cho nhà đất, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp 1: Miễn lệ phí trước bạ, miễn thuế TNCN
Khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ những trường hợp sau được miễn lệ phí trước bạ: Nhà, đất là quà tặng giữa: Vợ với chồng; Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; Cha chồng, mẹ chồng với con dâu; Cha vợ, mẹ vợ với con rể; Ông nội, bà nội với cháu nội; Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; Anh, chị, em ruột với nhau
Trường hợp 2: Phải nộp lệ phí trước bạ, Thuế TNCN
Ngoài những trường hợp tặng cho nhà đất thuộc trường hợp 1 thì phải nộp lệ phí trước bạ;và thuế TNCN
Mức lệ phí trước bạ phải nộp:
Lệ phí trước bạ= 0.5 % x (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích nhận tặng cho)
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với quà tặng là bất động sản được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
Một trong các điều kiện bắt buộc của việc tặng cho quyền sử dụng đất là đất không bị tranh chấp. Khi một tài sản đang có tranh chấp đồng nghĩa với việc một người khác có thể đang có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản đó, nên việc định đoạt tài sản trong các trường hợp này có thể bị ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người liên quan và có thể kéo theo trình trạng kiện tụng tranh chấp
Thời hạn giải quyết yêu cầu tặng cho là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.