Cơ sở kinh doanh ăn uống muốn mở của cần đạt chuẩn tiêu chí gì? Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nha!
Sự khác nhau giữa chỉ thị 15 và Chỉ thị 16?
Chỉ thị 15 Ngày 27/3/2020 | Chỉ thị 16 Ngày 31/3/2020 | |
Tập trung đông người | Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 01 phòng. | Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. |
Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện. | Không tụ tập quá 02 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện. | |
Khoảng cách an toàn tối thiểu | 02m | 02m |
Các cơ sở kinh doanh | – Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ. – Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa. | – Tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ. – Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa. |
Hoạt động vận tải | – Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác – Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP. HCM đến nơi khác | – Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác – Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng |
Cơ sở kinh doanh ăn uống muốn mở của cần đạt chuẩn tiêu chí gì?
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Theo đó, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp muốn mở cửa trở lại cần đáp ứng đầy đủ 6 tiêu chí an toàn:
– Cơ sở phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Cơ sở cần đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu và chứng từ liên quan.
– Người lao động và người đến cơ sở (khách hàng, người giao nhận hàng, người liên hệ…) phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Chẳng hạn như đã tiêm ngừa vaccine COVID-19, thực hiện xét nghiệm và có kết quả âm tính SARS-CoV-2…
– Có biện pháp kiểm soát phòng, chống COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế đối với người lao động, người ra vào cơ sở. Cụ thể là quy tắc 5K, đo thân nhiệt, tiêm ngừa vaccine COVID-19…
– Bố trí khu vực giao nhận sản phẩm, có bàn trung chuyển và tách biệt khu vực khác; đảm bảo khoảng cách giữa 2 người tối thiểu 2m, trang bị nước rửa tay sát khuẩn, có phương tiện làm khô tay hoặc khăn làm khô dùng một lần.
– Xây dựng kế hoạch và các phương án phòng, chống COVID-19, khu vực ăn uống đảm bảo mật độ tối thiểu 4m2/người, khoảng cách tối thiểu 2m hoặc bố trí vách ngăn.Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu tất cả cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo 5 tiêu chí đầu tiên mới được hoạt động.
Đối với tiêu chí thứ 6 áp dụng với cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ của cơ quan, doanh nghiệp có tổ chức khu vực ăn uống cho nhân viên.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống là ngành nghề có địa điểm cố định và mang tính thường xuyên, do đó, không thuộc các trường hợp kinh doanh không phải đăng ký quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP vì vậy để kinh doanh dịch vụ này hợp pháp thì phải đăng ký kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống.
Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống như:
STT | TÊN NGÀNH NGHỀ | MÃ NGÀNH |
1 | Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động | 5610 |
2 | Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới) | 5621 |
3 | Dịch vụ ăn uống khác(Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể; Cung cấp suất ăn theo hợp đồng; Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự;…) | 5629 |
4 | Dịch vụ phục vụ đồ uống | 5630 |
5 | Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh | 4722 |
6 | Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh | 4723 |
Theo đó, có thể lựa chọn một trong số các hình thức sau: Công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh, hộ kinh doanh,…
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Khoản 10 Điều 5 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 quy định hành vi cấm “Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.” Như vậy, nếu muốn kinh doanh nhà hàng ăn uống cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều kiện cấp: đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 cụ thể như sau:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ quy định tại Điều 1 Thông tư 47/2014/TT-BYT, cụ thể gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu)
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).
3. Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở)
5. Danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
- Đối với Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/ thành phố trực cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Cơ sở do UBND quận/ huyện cấp Giấy chứng nhận có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên: Nộp hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở.
- Đối với Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ: Nộp hồ sơ tại UBND quận/ huyện/ thị xã nơi đặt cơ sở
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và việc đáp ứng điều kiện cấp của cơ sở
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo bằng văn bản và yêu cầu bổ sung
- Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở.
Lưu ý: Đoàn thẩm định cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện:
- Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định;
- Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở với hồ sơ và theo quy định và lập Biên bản thẩm định
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận
Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền dựa trên kết quả thẩm định và thông báo kết quả với cơ sở. Có 03 trường hợp có thể xảy ra:
- Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của Đoàn thẩm định lần trước.
- Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Lưu ý: Thời hạn, hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 3 năm (Điều 37 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010)
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết Cơ sở kinh doanh ăn uống muốn mở của cần đạt chuẩn tiêu chí gì? sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0833 102 102 Xin cảm ơn!
Câu hỏi thường gặp:
Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh được thể hiện dưới hình thức Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
Sơ chế nhỏ lẻ;
Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
Nhà hàng trong khách sạn;
Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
Kinh doanh thức ăn đường phố;
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngay cấp.
Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì một số lý do có thể kể đến như sau:
Sau 03 năm, nhân viên của cơ sở cũng có nhiều biến động, Ng
Sau 03 năm, cơ sở vật chất của cơ sở sẽ bị cũ, lạc hậu hoặc hỏng hóc cần phải thay thế bổ sung
Cùng với những sự thay đổi khác, khiến cho việc xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm mới là cần thiệt.