Trong hoạt động quản lý nhà nước thì thanh tra là hoạt động không thể thiếu; thanh tra là giai đoạn cuối của quá trình quản lý; có vai trò kiểm định, đánh giá sự hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu rõ hơn vấn đề này; thông qua bài viết sau về “Cơ quan thanh tra nhà nước” .
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về thanh tra nhà nước
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự; thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Nguyên tắc hoạt động của cơ quan thanh tra
Hoạt động thanh tra cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian giữa các cơ quan thực hiện chức năng; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
Cơ quan thanh tra Hành chính
Thanh tra Chính phủ
- Vị trí: là cơ quan ngang Bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ mang hàm bộ trưởng và là thành viên của Chính phủ.
- Có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại và phòng chống tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra.
- Cơ cấu: gồm Tổng thanh tra, các phó tổng thanh tra và các thanh tra viên.
Bộ máy thanh tra gồm các vụ, văn phòng và các đơn vị cơ sở trực thuộc như: tạp chí thanh tra, trường cán bộ thanh tra.
- Nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra Chính phủ được quy định cụ thể tại Điều 15 Luật Thanh tra năm 2010.
- Nhiệm vụ của Tổng thanh tra được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Thanh tra năm 2010.
Thanh tra Tỉnh
- Vị trí: là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về thanh tra; giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng; tiến hành thanh tra trong phạm vi thuộc thẩm quyền.
- Chức năng: UBND quản lý nhà nước về thanh tra; thực hiện công tác thanh tra hành chính; lập quy, áp dụng pháp luật, tài phán, tố cáo; kiến nghị phản ánh; tuyên truyền pháp luật;…
- Cơ cấu: Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, thanh tra viên.
Bộ máy thanh tra tỉnh gồm các phòng như sau:
– Phòng thanh tra kinh tế – xã hội.
– Phòng thanh tra xét – khiếu tố.
– Phòng tổng hợp.
- Nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra Tỉnh được quy định cụ thể tại điều 21 luật Thanh tra năm 2010 .
Thanh tra Huyện – Cơ quan thanh tra Hành chính
- Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND; có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về thanh tra; thực hiện công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại và tố cáo phòng chống tham nhũng.
- Cơ cấu: Chánh thanh tra huyện, các Phó Chánh thanh tra huyện.
- Địa vị pháp lý: được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Thanh tra năm 2010.
Thanh tra Bộ
- Vị trí: là cơ quan của Bộ; giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; tiến hành hoạt động thanh tra hành chính đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cá nhân, tổ chức theo ngành lĩnh vực.
- Địa vị pháp lý của thanh tra Bộ được quy định cụ thể tại điều 19 Luật thanh tra năm 2010.
- Cơ cấu gồm có: Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên.
Thanh tra Sở
- Vị trí: là cơ quan của Sở; giúp giám đốc sở tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành; tiến hành hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra Sở được thành lập ở những sở được Ủy ban nhân dân ủy quyền.
- Địa vị pháp lý của thanh tra Sở và Chánh thanh tra Sở được quy định cụ thể tại điều 24; điều 25 Luật thanh tra năm 2010.
Cơ quan thanh tra chuyên ngành
- Là bộ phận nằm trong cơ cấu của bộ, sở; có nhiệm vụ thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi thẩm quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.
- Vị trí pháp lý: là bộ phận của cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn; hoặc là bộ phận của cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Nhiệm vụ: vừa tiến hành hoạt động thanh tra hành chính; vừa tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành trong phạm vi thẩm quyền.
- Đối tượng: là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp hành về chuyên môn kỹ thuật; quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
- Có thẩm quyền xử phạt hành chính.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các cơ quan thanh tra hành chính chỉ thực hiện hoạt động thanh tra hành chính mà không thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Đối tượng của cơ quan thanh tra hành chính là các cơ quan, cá nhân, tổ chức có sự lệ thuộc về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Cơ quan thanh tra hành chính là cơ quan quản lý nhà nước hoặc là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thực hiện quản lý nhà nước về thanh tra; hoặc giúp cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra theo quy định của pháp luật.