Xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào ngành du lịch ngày càng có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh việc quan tâm đến khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ, doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động này, trong đó có thủ tục xin giấy cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Kể từ ngày 28/10/2021 Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch có hiệu lực có tác động rất lớn đối với các công ty kinh doanh lữ hành nội địa. Vậy cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là cơ quan nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 31 Luật Du lịch năm 2017. Theo đó:
Đối với dịch vụ lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề kinh doanh về dịch vụ lữ hành.
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng với mức kỹ quỹ là 100.000.000 VND (Một trăm triệu đồng) theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành từ bậc trung cấp trở lên. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Đối với dịch vụ lữ hành quốc tế.
- Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề kinh doanh về dịch vụ lữ hành.
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại ngân hàng với mức kỹ quỹ nêu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 VND (Hai trăm năm mươi triệu đồng).
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 VND (Năm trăm triệu đồng).
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 VND (Năm trăm triệu đồng).
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp chuyên ngành về lữ hành với trình độ từ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
- Lưu ý: Chuyên ngành về lữ hành được đề cập ở trên bao gồm: quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị lữ hành, điều hành tour du lịch, marketing du lịch, du lịch, du lịch lữ hành, quản lý và kinh doanh du lịch, quản trị du lịch MICE, đại lý lữ hành, hướng dẫn du lịch và các ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” phù hợp với quy định pháp luật (theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 13/2019/TT – BVHTTDL).
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lữ hành quốc tế đối với công ty có vốn nước ngoài.
- Theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh là “kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam”.
- Người điều hành có thời gian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong:
- Quản lý hoạt động lữ hành;
- Hướng dẫn du lịch;
- Quảng bá, xúc tiến du lịch;
- Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;
- Nghiên cứu, giảng dậy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan; tổ chức; Doanh nghiệp nơi cá nhân đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận.
- Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hưỡng dẫn viên du lịch quốc tế.
- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đối với công ty trong nước.
- Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
- Người điều hành có thời gian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong:
- Quản lý hoạt động lữ hành;
- Hướng dẫn du lịch;
- Quảng bá, xúc tiến du lịch;
- Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;
- Nghiên cứu, giảng dậy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan; tổ chức; Doanh nghiệp nơi cá nhân đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận.
- Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa.
- Có đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
- Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
- Người điều hành có thời gian ít nhất 3 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong:
- Quản lý hoạt động lữ hành;
- Hướng dẫn du lịch;
- Quảng bá, xúc tiến du lịch;
- Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;
- Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan; tổ chức; Doanh nghiệp nơi cá nhân đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận.
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Đối với Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, cơ quan có thẩm quyền cấp phép là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Đối với Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, cơ quan có thẩm quyền cấp phép là Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trình tự thực hiện.
Bước 1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cán bộ tiếp nhận nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết phiếu nhận và hẹn trả kết quả.
- Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì trả lại cho doanh nghiệp và hướng dẫn cho doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết xử lý hồ sơ theo quy định pháp luật.
Bước 3: Doanh nghiệp nhận kết quả giải quyết theo lịch hẹn.
Thời hạn giải quyết.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 và khoản 2 Điều 33 Luật Du lịch, thời hạn giải quyết cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành là 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Dãy số mặt sau Căn cước công dân có ý nghĩa gì?
- Đối tượng được cấp hộ chiếu đỏ ngoại giao
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp phải nộp phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về phí thẩm định cấp GPKD lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa; thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp giấy phép thành lập VPĐD tại Việt Nam của doanh nghiệp lữ hành nước ngoài. Cụ thể:
Phí thẩm định có mức: 3.000.000 đồng/giấy phép.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Chỉ khi được Tổng Cục du lịch cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế một cách hợp pháp.
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề: Điều hành tour du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 đồng; Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 đồng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng.