Xin chào Luật sư. Tôi là Hạnh, do tôi không làm việc và tiếp xúc nhiều với thủ tục hay văn bản pháp lý nên hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn và giải đáp như sau: Pháp nhân được hiểu là gì? Cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân không? Trường hợp nào sẽ bị chấm dứt tư cách pháp nhân? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết “Cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân không?” dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Cơ quan nhà nước là gì?
Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
Cơ quan Nhà nước có những đặc điểm sau:
- Mang tính quyền lực Nhà nước;
- Nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước;
- Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật;
- Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành
- Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.
- Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền của cơ quan phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định.
- Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.
Pháp nhân là gì?
Pháp nhân được quy định tại điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Tuy không quy định cụ thể về khái niệm, nhưng qua các điều kiện thì có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân: Pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp hoặc được pháp luật thừa nhận khi đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định, pháp nhân là một loại chủ thể thường xuyên và cơ bản của tư pháp quốc tế, các pháp nhân tham gia quan hệ tư pháp quốc tế có thể là pháp nhân Việt Nam và cả pháp nhân nước ngoài.
Tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài. Xác định quốc tịch của pháp nhân là một việc có ý nghĩa quan trọng bởi hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân là một trong những hệ thuộc luật cơ bản của tư pháp quốc tế, thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc thành lập, giải thể, nguyên tắc tổ chức hoạt động của pháp nhân… Nếu không xác định được quốc tịch của pháp nhân sẽ khó có cơ sở để xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ nêu trên.
Cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:
+ Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
+ Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Căn cứ Điều 83 Bộ luật dân sự 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân như sau:
+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
+ Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ những điều luật trên thì có thể khẳng định cơ quan nhà nước đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên. Các cơ quan nhà nước được công nhận là pháp nhân vì được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức rõ ràng, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Đồng thời, tại Điều 76 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về pháp nhân phi thương mại:
+ Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
+ Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
+ Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, các cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân dưới hình thức pháp nhân phi thương mại.
Các tổ chức không có tư cách pháp nhân
BLDS năm 2015 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy phạm định nghĩa pháp nhân mà chỉ quy định về các điều kiện để một tổ chức được pháp luật thừa nhận là pháp nhân. Cụ thể, Điều 74 BLDS 2015 quy định, một tổ chức được thừa nhận là pháp nhân khi đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện sau: Thứ nhất, được thành lập hợp pháp; Thứ hai, phải có cơ quan điều hành; Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác; Thứ tư, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ một các độc lập.
Các tổ chức không có tư cách pháp nhân, về cơ bản có thể phân làm ba nhóm sau:
– Nhóm một, nhóm doanh nghiệp tư nhân và tổ chức hành nghề khác được tổ chức, thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân (các văn phòng luật sư, văn phòng thừa phát lại; doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản phá sản).
– Nhóm hai, nhóm chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân.
– Nhóm ba, nhóm tổ chức khác như: Quỹ đầu tư chứng khoán, Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi thực hiện hoạt động hợp tác đầu tư…
Trường hợp nào chấm dứt tư cách pháp nhân?
Chấm dứt pháp nhân là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức với tư cách là chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật mà trước đó tổ chức đó tham gia với tư cách pháp nhân. Các căn cứ làm chấm dứt pháp nhân được quy định tại điều 96 Bộ luật Dân sự năm 2015, đó là:
Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:
- Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;
- Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Như vậy, pháp nhân chấm dứt được thực hiện dưới hai hình thức: Giải thể và cải tổ pháp nhân (có thể là hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức). Còn trường hợp pháp nhân bị tuyên bố phá sản được điều chỉnh bởi Luật Phá sản và được tiến hành bởi con đường pháp lý khác.
Pháp nhân có thể bị giải thể trong các trường hợp được quy định tại điều 93 Bộ Luật Dân sự, đó là: theo quy định của điều lệ; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có thể bạn quan tâm
- Hợp đồng lao động cần phải có những nội dung nào?
- Uống rượu bia có được lên máy bay không?
- Hành khách mang dao lên máy bay bị xử phạt ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân không?″ . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý như: dịch vụ thám tử mạng, cách tra cứu mã số thuế cá nhân của tôi, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định như sau:
Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
Theo quy định này thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân
Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định tư cách pháp nhân như sau:
– Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
– Tổ chức tôn giáo đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 21 của Luật này.
Tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân, nhưng tư cách pháp nhân phi thương mại, không vì mục đích sinh lợi.
Thứ nhất, về mục tiêu hoạt động:
+ Pháp nhân thương mại: Tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên
+ Pháp nhân phi thương mại: Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
Thứ hai, về loại hình pháp nhân:
+ Pháp nhân thương mại: Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác
+ Pháp nhân phi thương mại: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.