Bộ luật tố tụng hình sư 2015 mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng không chỉ điều chỉnh đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, mà còn điều chỉnh cả cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Vậy Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự quy định như thế nào? Dưới đây là bài viết của Luật sư X về vấn đề này!
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Tăng quyền, trách nhiệm cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
BLTTHS 2015 tăng quyền; tăng trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán (các điều 37, 42 và 45):
Theo điều 37; bổ sung thẩm quyền của Điều tra viên được:
- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
- Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
- Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ; quyết định dẫn giải người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại;
- Quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát;
- Quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Thi hành lệnh phong tỏa tài khoản.
Theo điều 42; tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên:
- Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
- Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa;
- Yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
- Bắt buộc có mặt khi Cơ quan điều tra tiến hành đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;
- Yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;
- Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, bị hại;
- Quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để giám sát;
- Quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;…
Theo điều 45; Tăng thẩm quyền cho Thẩm phán:
- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện biện pháp cưỡng chế;
- Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra;
- Thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định;
- Yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
- Quyết định việc thu thập, bổ sung chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Mở rộng diện người tiến hành tố tụng (các điều 34, 38, 43 và 48):
Bổ sung diện người tiến hành tố tụng gồm: Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên) và quy định rõ nhiệm vụ của họ khi được phân công giúp việc cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Chánh án Tòa án.
Bổ sung cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 và Điều 39):
Bổ sung cơ quan Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm phản ứng kịp thời với tình hình tội phạm xảy ra trên biển; đồng thời, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo từ phương diện hoạt động tư pháp. Đồng thời, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng, cấp phó, Cán bộ điều tra của lực lượng Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Về người tham gia tố tụng
BLTTHS năm 2015 bổ sung 9 diện người tham gia tố tụng gồm:
- Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
- Người bị bắt;
- Người chứng kiến;
- Người định giá tài sản; Người dịch thuật;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội.
Bổ sung cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo một số quyền:
- Được nhận các quyết định tố tụng liên quan đến mình;
- Đưa ra chứng cứ;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, người dịch thuật;
- Đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra theo quy định của Bộ luật này khi có yêu cầu;
- Hỏi những người tham gia tố tụng nếu được Chủ tọa phiên tòa đồng ý;
- Một số quyền khác…
Bổ sung quyền và quy định rõ hơn nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (các điều 63, 64 và 65):
Được đưa ra chứng cứ;
Được trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
Yêu cầu giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, người dịch thuật;
Được thông báo kết quả giải quyết vụ án;
Được đề nghị chủ tọa hỏi những người tham gia phiên tòa;
Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình và một số quyền khác.
Bổ sung nghĩa vụ chấp hành các quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền nhằm tăng cường trách nhiệm của họ trong quá trình giải quyết vụ án nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật.
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Cơ quan tiến hành tố tụng gồm có Tòa án, Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra còn cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm:
– Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;
– Các cơ quan của Hải quan;
– Các cơ quan của Kiểm lâm;
– Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
– Các cơ quan của Kiểm ngư;
– Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
Tòa án là cơ quan duy nhất được pháp luật trao cho quyền thực hiện chức năng xét xử vụ án hình sự thông qua hồ sơ vụ án còn cơ quan điều tra thực hiện chức năng điều tra, làm rõ các vấn đề phát sinh trong vụ án hình sự để làm cơ sở, căn cứ cho hoạt động xét xử và đưa ra bản án, quyết định của Tòa án đồng thời có trách nhiệm đề nghị truy tố, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự. Về cơ bản, Tòa án và cơ quan điều tra khác nhau ở chức năng nêu trên. Tuy nhiên, về nhiệm vụ cụ thể, bạn có thể xem thêm tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008) để xác định rõ hơn.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân; và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X; hãy liên hệ:
Hotline: 0833.102.102
Xem thêm: Ai là người có quyền kháng cáo vụ án hình sự theo quy định của pháp luật