Xin chào Luật sư. Tôi hiện nay 35 tuổi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, nay tôi đang cần một khoản tiền để phục vụ nhu cầu của bản thân nhưng không kịp xoay xở nên muốn thế chấp chiếc ô tô của mình. Tôi có thắc mắc rằng khi thế chấp ô tô có cần đăng ký biện pháp bảo đảm hay không? Nếu có, cơ quan nào đăng ký biện pháp bảo đảm đối với xe ô tô? Đồng thời, tôi có thắc mắc về các loại hình thức của giao dịch bảo đảm hiện nay? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về hình thức của giao dịch bảo đảm như thế nào?
Hình thức của hợp đồng dân sự nói chung và giao dịch bảo đảm nói riêng là phương tiện thể hiện và ghi nhận ý chí của chủ thể xác lập về sự thỏa thuận, cam kết của các bên chủ thể.
Hình thức giao dịch bảo đảm không chỉ thể hiện ý chí, ghi nhận sự cam kết của chủ thể mà còn có chức năng như một chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia giao dịch đó trong những trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Về mặt bản chất, hợp đồng dân sự hay giao dịch bảo đảm cũng là một giao dịch dân sự, do đó, muốn xác lập và cùng nhau ghi nhận một sự thỏa thuận, các chủ thể nhất thiết phải thông qua một trong hai hình thức: bằng miệng hoặc bằng văn bản.
Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Như vậy, hình thức của giao dịch bảo đảm được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Cùng với đó, thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Các loại hình thức của giao dịch bảo đảm
Hình thức của cầm cố tài sản
Bộ luật Dân sự 2015 không xác định rõ về hình thức của cầm cố tài sản, tuy nhiên theo quy định tại Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu nếu cầm cố tài sản là động sản thì có thể bằng hình thức miệng hoặc hình thức văn bản, nếu cầm cố tài sản là bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản.
Theo quy định trên thì văn bản cầm cố không nhất thiết phải công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thông thường, nếu tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu thì các bên không cần phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, để nâng cao độ an toàn pháp lý, các bên có thể thỏa thuận cầm cố phải có công chứng hoặc chứng thực.
Hình thức thế chấp tài sản
Việc thế chấp phải được lập hành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được ghi trong hợp đồng chính thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng thì được coi là một hợp đồng phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Vì vậy, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính.
Văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận. Việc công chứng, chứng thực sẽ bảo đảm an toàn về pháp lý của các giao dịch. Mặt khác, Nhà nước cần quản lý các giao dịch liên quan đến bất động sản, cho nên thế chấp bất động sản thì buộc phải công chứng, chứng thực.
Hình thức đặt cọc
Đặt cọc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó môt bên giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhân các bên đã thống nhất sẽ giao kết cho một hợp đồng hoặc đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung cam kết.
Đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Đối tượng đặt cọc là tiền thì vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Vì vậy, việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, trong đó phải xác định rõ số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc.
Hình thức của kí cược
Bộ luật Dân sự hiện hành không quy định về hình thức bắt buộc đối với biện pháp ký cược. Vì thế, các bên có thể tùy ý lựa chọn hình thức xác lập việc ký cược và tùy theo từng trường hợp cụ thể, việc ký cược được xác lập theo lời nói hoặc văn bản.
Hình thức của ký quỹ
Hình thức và thủ tục ký quỹ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
Hình thức bảo lãnh
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực.
Hình thức của tín chấp
Tín chấp là việc tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình để bảo đảm cho thành viên của mình vay vốn tại các tổ chức tín dụng bằng việc xác nhận về điều kiện, hoàn cảnh cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn và phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng. Việc bảo lãnh bằng uy tín này cũng bắt buộc phải được xác lập bằng văn bản.
Hình thức của bảo lưu quyền sở hữu
Vì biện pháp bảo lưu quyền sở hữu chỉ có hiệu lực đối kháng khi đăng ký, cho nên khi xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán làm cơ sở để thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm.
Hình thức của cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Xác định giao dịch bảo đảm theo thủ tục riêng
Để phù hợp với tính chất của từng giao dịch trong từng trường hợp cụ thể, ngoài hình thức văn bản hoặc bằng miệng, giao dịch bảo đảm còn được xác lập theo thủ tục đã được pháp luật chuyên ngành quy định.
Trong trường hợp, các bên thống nhất dùng biện pháp ký quỹ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sịnh từ các hợp đồng, thì người đóng vai trò trung gian trong biện pháp này là các tổ chức tín dụng ngân hàng. Dịch vụ ký quỹ là một trong các dịch vụ ngân hàng mà chỉ các tổ chức tín dụng là ngân hàng mới được phép thực hiện. Trong biện pháp ký quỹ, mặc dù hợp đồng dịch vụ ký quỹ vẫn được xác lập bằng văn bản nhưng không phải là hợp đồng được xác lập giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, mà là hợp đồng giữa ngân hàng với tư cách là bên thực hiện dịch vụ ký quỹ với bên bảo đảm với tư cách là bên ký quỹ. Theo đó, điều kiện, trình tự, thủ tục, chi phí dịch vụ về ký quỹ, thủ tục thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
Ô tô có cần đăng ký giao dịch bảo đảm hay không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP các giao dịch đăng ký bảo đảm như sau:
Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Như vậy, pháp luật không bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc thế chấp chiếc ô tô. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm này được phát sinh khi có yêu cầu của các bên.
Cơ quan nào đăng ký biện pháp bảo đảm đối với xe ô tô?
Về cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Những tài sản bảo đảm sẽ được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký theo yêu cầu gồm:
- Ô tô, xe máy, tàu cá các phương tiện giao thông khác
- Các máy móc, thiết bị, hàng hoá, nguyên vật liệu, kim khí, đá quý…
- Tiền Việt Nam, ngoại tệ.
- Phần vốn góp, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ các loại giấy tờ có giá trị khác.
- Các quyền tài sản theo Điều 115 Bộ luật dân sự, trừ quyền sử dụng đất.
- Lợi tức, lợi ích khác thu được hợp pháp theo pháp luật
- Các động sản khác theo khoản 2 Điều 107 của Bộ luật dân sự.
- Nhà ở, công trình xây dựng được xây dựng tạm thời mà không chứng nhận quyền sở hữu theo khoản 2 Điều 35 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như: tài sản được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính; Những công trình phụ trợ nằm bên ngoài phạm vi công trình chính nhằm phục vụ cho việc quản lý, sử dụng công trình chính; hoặc những tài sản khác gắn liền với đất mà pháp luật chưa quy định về chứng nhận quyền sở hữu như: nhà thép tiền chế, khung nhà xưởng, nhà lưới, nhà màng; giếng nước; giếng khoan; bể nước; sân; tường rào; cột điện;trạm bơm, hệ thống phát,..
Như vậy khi đăng ký giao dịch bảo đảm đối với thế chấp xe ô tô sẽ đến Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cơ quan nào đăng ký biện pháp bảo đảm đối với xe ô tô?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ thành lập công ty cổ phần nhanh chóng giá rẻ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
Câu hỏi thường gặp:
Việc đăng ký giao dịch có nhiều ý nghĩa:
Trong trường hợp đăng ký là yêu cầu, là điều kiện để giao dịch có hiệu lực bắt buộc thì việc đăng ký là một điều kiện về hình thức để giao dịch bảo đảm có hiệu lực pháp luật.
Đăng ký giao dịch bảo đảm thể hiện sự minh bạch của quá trình “lưu thông” tài sản.
Đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý giao dịch bảo đảm.
Biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm, mức độ chịu trách nhiệm, mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm. Có thể tự họ áp dụng theo các biện pháp đã thỏa thuận mà không phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba. Hơn nữa, người có quyền luôn là người được ưu tiên thanh toán từ số tiền ban đấu giá đối tượng bảo đảm. Đó là quyền đặc biệt của chủ nợ có bảo đảm nhằm bảo vệ hữu hiện nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không được vượt quá phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, dù cho nghĩa vụ đó có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ kể cả nghĩa vụ trả lại, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.