Khu du lịch được biết đến như một khu vực dành cho khách du lịch. Có thể nói đây là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch. Chính vì vậy mà những khu du lịch được quy hoạch, được Nhà nước đầu tư và phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của các vị khách đến thăm. Từ đó đem lại nguồn lợi lớn giúp phát triển kinh tế của đất nước. Khu du lịch được pháp luật Việt Nam chia ra thành hai loại, bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. Vậy những khu vực này cần điều kiện gì để trở thành khu du lịch cũng như ai có thẩm quyền công nhận điều này? Hãy đến với bài viết “Cơ quan nào có quyền công nhận khu du lịch quốc gia năm 2023?” của Luật sư X ngay dưới đây để giải đáp nhé!
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc và chính sách phát triển du lịch gồm những gì?
Có thể nói du lịch là ngành đã và đang được Nhà nước chú trọng và phát triển. Ngành du lịch là ngành không chỉ đem lại rất nhiều nguồn kinh tế lớn cho đất nước mà còn đem lại sự hiểu biết của người nước ngoài về Việt Nam, đem văn hóa Việt Nam đi xa hơn nữa. Chính vì vậy mà Nhà nước xây dựng nguyên tắc cũng như chính sách phát triển du lịch rất cụ thể. Nguyên tắc phát triển du lịch bao gồm:
- Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
- Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.
Bên cạnh đó là những chính sách phát triển:
– Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
– Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;
- Lập quy hoạch về du lịch;
- Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
- Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
– Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;
- Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
- Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;
- Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
- Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;
- Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.
Điều kiện để công nhận là khu du lịch là gì?
Như Luật sư X đã nói ở trên, khu du lịch gồm hai loại là khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch cấp quốc gia. Đối với mỗi loại sẽ cần những điều kiện riêng để được công nhận là khu du lịch. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu điều kiện của từng loại nhé!
Điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh
– Có ít nhất 01 tài nguyên du lịch cấp tỉnh; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
– Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm:
- Có hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch;
- Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 100.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 50.000 lượt khách lưu trú mỗi năm;
- Có nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch; có hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan;
- Cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch.
– Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.
– Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn;
- Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức quản lý khu du lịch;
- Có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch; có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
- Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
- Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý rác thải; có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt hoặc hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
- Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia
– Có ít nhất 02 tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên du lịch cấp quốc gia; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
– Có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm:
- Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 500.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 300.000 lượt khách lưu trú mỗi năm, trong đó có cơ sở lưu trú du lịch được công nhận hạng từ 4 sao trở lên;
- Các điều kiện quy định tại các điểm a, c, và d khoản 2 Điều 12 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
– Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.
– Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
- Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 4 Điều 12 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
Cơ quan nào có quyền công nhận khu du lịch quốc gia?
Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần phải đi tìm hiểu trình tự thủ tục để được công nhận là khu du lịch quốc gia. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật du lịch 2017 quy định như sau: Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố khu du lịch quốc gia; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ công nhận. Người có thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp khu du lịch không còn bảo đảm điều kiện.
Như vậy có 2 cơ quan có thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia trong 2 trường hợp khác nhau:
- Trường hợp 1: khu du lịch nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp tỉnh thì sẽ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận.
- Trường hợp 2: khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ công nhận.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cơ quan nào có quyền công nhận khu du lịch quốc gia”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả và đặc biệt là những độc giả đang quan tâm đến lĩnh vực du lịch cũng như là quan tâm đến các khu du lịch. Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vânns pháp lý như đất ao chuyển sang đất thổ cư, Hộ kinh doanh có cần treo biển không?,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký kết hôn có cần sổ hộ khẩu không?
- Nhà đồng sở hữu có tách sổ riêng được không?
- Thủ tục xin xác định ranh giới đất
- Tội chống người thi hành công vụ gây thương tích bị xử phạt thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Nội dung quản lý khu du lịch bao gồm:
– Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển;
– Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, hoạt động của hướng dẫn viên du lịch;
– Quản lý việc đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch;
– Bảo đảm an toàn cho khách du lịch; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong khu du lịch;
– Xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, điểm cung cấp thông tin phục vụ khách du lịch;
– Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện công nhận điểm du lịch bao gồm:
– Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định;
– Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch;
– Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ (trong trường hợp là hồ sơ hợp lệ) sẽ được công nhận là khu du lịch quốc gia.