Xin chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc sau, mong được Luật sư giải đáp. Trong những trường hợp nào công an được kiểm tra nhà nghỉ, khách sạn? Nếu có công an tới kiểm tra và nghi ngờ có hành vi mua dâm thì tôi và bạn gái có trách nhiệm phải chứng minh bản thân không mua bán dâm khi đi nhà nghỉ hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc có phải chứng minh không mua bán dâm khi vào nhà nghỉ cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp công an được kiểm tra nhà nghỉ.
Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú. Theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 thì kinh doanh dịch vụ lưu trú là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định việc kiểm tra đối với việc kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn như sau:
1. Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo phương thức định kỳ không quá một lần trong một năm hoặc đột xuất.
Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh; phục vụ tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra, thanh tra:
a) Kiểm tra, thanh tra các giấy tờ trong hồ sơ pháp lý; nội dung kinh doanh ghi trong Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động;
b) Kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định này và các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
c) Kiểm tra người và phương tiện, sản phẩm kinh doanh, dịch vụ liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Kết thúc kiểm tra, thanh tra phải lập biên bản (theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Công an) ghi rõ kết quả và tồn tại hoặc vi phạm (nếu có).
3. Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra:
a) Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;
b) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý. Sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó;
c) Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của Công an cấp trên.
Có phải chứng minh không mua bán dâm khi bị kiểm tra tại nhà nghỉ không?
Điểm đ, khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định như sau:
“Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”
Theo đó thì nghĩa vụ chứng minh vi phạm hành chính (mua, bán dâm,…) thuộc về người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân bị xử phạt có quyền chứng minh mình không vi phạm hành chính chứ không có nghĩa vụ phải chứng minh.
Như vậy, khi bị công an vào kiểm tra hành vi mua, bán dâm tại nhà nghỉ, khách sạn thì người dân không có nghĩa vụ chứng minh mình không có hành vi mua bán dâm, mà chứng minh là quyền của người dân; nghĩa vụ chứng minh có hành vi mua, bán dâm thuộc về cơ quan có thẩm quyền.
Khi công an vào kiểm tra hành chính thì nam, nữ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ tùy thân, cũng như đưa ra một số thông tin về họ tên của nhau, nghề nghiệp, quê quán, nơi ở… để chứng minh hai bạn có thật sự quen biết; không phải dùng tiền hay lợi ích vật chất để đổi lấy việc giao cấu.
Mua bán dâm bị xử phạt như thế nào?
Mua dâm, bán dâm là hành vi bị nghiêm cấm, do đó người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu những chế tài xử phạt theo quy định. Cụ thể, theo Điều 24 và Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
– Hành vi mua dâm:
+ Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng với người có hành vi mua dâm;
+ Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
Đồng thời, người mua dâm còn bị tịch thu tang vật vi phạm.
– Hành vi bán dâm:
+ Phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng với hành vi bán dâm;
+ Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
Đồng thời, người bán dâm còn bị tịch thu tang vật vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.
Người mua dâm, bán dâm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Cũng theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003, người mua dân, bán dân tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó:
– Đối với người mua dâm người dưới 18 tuổi:
Theo Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt với hành vi này như sau:
+ Khung 01:
Phạt tù từ 01 – 05 năm với người đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi.
+ Khung 02:
Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Mua dâm 02 lần trở lên;
- Mua dâm người từ đủ 13 – dưới 16 tuổi;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%.
+ Khung 03:
Phạt tù từ 07 – 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 – dưới 16 tuổi;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng.
Đối với người bán dâm:
Hiện nay hành vi bán dâm không được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, do đó hành vi bán dâm không bị xử lý hình sự mà bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi bán dâm sẽ bị xử lý hình sự khi kèm theo các hành vi khác như: Làm lây truyền HIV cho người khác; chứa mại dâm; môi giới mại dâm…
Theo Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015, người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác thông qua việc mua, bán dâm, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục thì bị phạt tù từ 01 – 03 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể bị phạt tù từ 03 – 07 năm:
– Đối với 02 người trở lên;
– Đối với người dưới 18 tuổi;
– Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
– Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
– Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Ở trại giam vợ được gặp chồng trong bao lâu?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có phải chứng minh không mua bán dâm khi vào nhà nghỉ?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 giải thích như sau:
– Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.
– Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với một người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Tại Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 giải thích như sau:
– Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.
– Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Người bán dâm từ đủ 14 tuổi trở lên, hoạt động bán dâm có tính chất thường xuyên, có nơi cư trú nhất định thì có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương (xã, phường, thị trấn) đây là biện pháp được áp dụng khi nhận thấy không cần cách ly đối tượng khỏi cộng đồng.