Thực tế đã xảy ra rất nhiêu những trường hợp con người bị súc vật làm bị thương. Điều đó đã đặt ra một vấn đề pháp lý cần xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức với tư cách là chủ sở hữu súc vật, người chiếm hữu, sử dụng súc vật hoặc người thứ ba trong việc bồi thường những thiệt hại do súc vật gây ra. Vậy Có phải bồi thường thiệt hại khi thả rông súc vật?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là gì?
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, việc suy đoán lỗi được áp dụng trong nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra; trong đó có trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Súc vật là thú giữ được thuần hóa; chúng hoạt động theo bản năng, con người phải kiểm soát hoạt động của chúng. Do đó; nếu súc vật gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại – chủ sở hữu súc vật “bị coi” là có lỗi trong quản lí súc vật.
Như vậy, bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của chủ sở hữu; người chiếm hữu; hoặc người thứ ba khi họ có lỗi để súc vật gây thiệt hại về tính mạng; sức khỏe và tài sản cho cá nhân hoặc các tổ chức khác. Đặc điểm pháp lý của loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là phát sinh theo qui định của pháp luật; và là hậu quả pháp lý nằm ngoài mong muốn của chủ thể (Chủ sở hữu súc vật, người chiếm hữu, sử dụng súc vật, người thứ ba và bên bị thiệt hại) mà không có sự thỏa thuận trước giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại; đồng thời bên gây thiệt hại có lỗi.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra đã được pháp luật quy định tại Điều 603 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật; đạo đức xã hội.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cũng tuân theo quy định về các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung; bao gồm các yếu tố:
- Có thiệt hại xảy ra
- Có hoạt động gây ra thiệt hại của súc vật
- Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
- Có mối quan hệ nhân quả giữa súc vật gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra
Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Việc xác định chủ thể trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra có nhiều điểm khác biệt. Nếu xác định chính xác chủ sở hữu đối với súc vật; thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường là công bằng và hợp lý. Nhưng sẽ rất phức tạp nếu “người đó” chỉ có quyền quản lý mà không phải chủ sở hữu. Thực tế đã có những thiệt hại loại này xảy ra, nhưng việc quy kết trách nhiệm cho chủ thể phải bồi thường là rất phức tạp. Không ít trường hợp có thiệt hại xảy ra nhưng không quy kết được trách nhiệm cho ai. Trong những trường hợp này đương nhiên chủ thể bị thiệt hại phải chịu thiệt thòi. Vì vậy, để đảm bảo công bằng, BLDS năm 2015 đã quy định rất cụ thể:
- Súc vật đó phải xác định rõ chủ sở hữu và chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, thì chủ sở hữu phải bồi thường
- Nếu súc vật được chủ sở hữu chuyển giao cho người khác quyền chiếm hữu; sử dụng theo ý chí của chủ sở hữu; luật xác định: nếu có lỗi của người chiếm hữu, sử dụng thì người chiếm hữu; sử dụng có trách nhiệm bồi thường
- Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao trách nhiệm quản lý; thì những người này có trách nhiệm bồi thường
Có phải bồi thường thiệt hại khi thả rông súc vật?
Theo khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015; trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại; thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại theo tập quán; nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Phong tục, tập quán là một khái niệm phức tạp.Trong một chừng mực nhất định; những phong tục tập quán tồn tại vẫn có vai trò quan trọng trong việc hóa giải các mâu thuẫn. Pháp luật cho phép áp dụng tập quán để giải quyết những tranh chấp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra; nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tự giải quyết những tranh chấp liên quan đến thiệt hại do súc vật gây ra; mà không nhất thiết phải xử lí bằng pháp luật; tránh được những lãng phí và thời gian không cần thiết cho bên bị thiệt hại và bên có trách nhiệm bồi thường do súc vật gây ra. Tuy nhiên, tập quán được áp dụng không được trái với pháp luật hiện hành và đạo đức xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chủ sở hữu có phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?
- Khi nào phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Có phải bồi thường thiệt hại khi thả rông súc vật?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung có thể là sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín; tuy nhiên đối tượng bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra chỉ bao gồm thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản; còn thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín không thuộc phạm vi tác động gây thiệt hại của tài sản.
Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.