Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế mạnh mẽ. Hiện nay, việc kinh doanh rất đơn giản; chỉ cần có chút vốn, có đam mê, có một chút kinh nghiệm cùng năng lực; thì đã có thể kinh doanh lĩnh vực mình yêu thích. Khi kinh doanh đạt tới mức độn nào đó. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi là có nên thành lập công ty không? Nếu thành lập thì nên lựa chọn loại hình nào? Hãy Cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Có nên thành lập công ty?
Việc thành lập công ty hiện nay rất phổ biến. Thủ tục khá đơn giản. Để mà trả lời câu hỏi là có nên thành lập công ty hay không? Chúng tôi đưa ra một số lý do để bạn tham khảo rồi tự trả lời xem là có nên hay không nhé
- Khi thành lập công ty, ngành nghề mà bạn kinh doanh sẽ được mở rộng thị trường hơn; sẽ được nhiều người biết đến. Nếu công ty phát triển thì bạn sẽ có thể mở thêm chi nhánh ra khắp cả nước
- Khi thành lập công ty; bạn có thể trở thành Giám đốc; bạn có quyền quyết định, quyền quản lý, quyền làm chủ công ty của mình.
- Việc thành lập công ty sẽ để kinh doanh có thể giúp bạn có thương hiệu; sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến, được nhiều người tin tưởng và sử dụng;p từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
- Khi thành lập công ty, bạn phải Đăng ký kinh doanh. Việc này nhằm đảm bảo hơn cho hoạt động của bạn; vì công ty bạn hoạt động dưới quy định cũng như sự bảo vệ của pháp luật; làm cho quá trình kinh doanh của bạn trở nên nghiêm chỉnh và hoàn thiện hơn nữa.
- Hơn nữa khi mở công ty; thương hiệu của sản phẩm mà bạn kinh doanh sẽ được pháp luật bảo vệ. Doanh nghiệp khác không có quyền lấy thương hiệu của bạn để tiến hành kinh doanh.
- Thành lập công ty bạn sẽ tạo công ăn, việc làm cho nhiều người khác.
- Công ty của có tư cách pháp nhân hợp lệ sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật .
Từ những lý do trên chúng tôi chắc chắn rằng bạn đã có câu trả lời cho riêng mình
Nên thành lập công ty TNHH hay DNTN
Hiện nay khi thành lập công ty để sản xuất kinh doanh. Một trong những vấn đề được quan tâm hơn cả; đó là nên lựa chọn loại hình công ty nào cho phù hợp với nhu cầu của mình. Công ty TNHH và DNTT hiện đang là hai loại hình doanh nghiệp được khá nhiều người lựa chọn. Loại hình nào cũng có ưu nhược điểm của mình. Nên thành lập doanh nghiệp nào là do nhu cầu và khả năng của mỗi người. Chúng tôi xin đưa ra một số những ưu; nhược điểm của hai loại hình này để các bạn tham khảo
Ưu điểm công ty TNHH
- Được quyền quyết định mọi vấn đề của công ty. Đối với thành lập công ty TNHH không quá phức tạp vì các thành viên không nhiều; và thông thường cũng quen biết nhau do đó cũng rất dễ điều hành, quản lý.
- Do chế độ chuyển nhượng vốn góp được điều chỉnh chặt chẽ; nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên công ty.
- Chủ sở hữu của công ty TNHH sẽ chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty; điều này hạn chế sự rủi ro cho chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp của mình.
- Công ty TNHH có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần; phần vốn góp trong các loại hình công ty hợp danh, công ty cổ phần.
Nhược điểm công ty TNHH
- Do không có quyền phát hành cổ phần, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế
- Việc quản lý công ty TNHH một thành viên sẽ khó khăn hơn việc quản lý doanh nghiệp tư nhân.
Về ưu điểm doanh nghiệp tư nhân
- Do chỉ có một cá nhân làm chủ nên chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ.
- Việc quản lý doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn do chỉ có một cá nhân làm chủ.
- Do doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chủ sở hữu nên sẽ dễ dàng trong việc tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng, đẩy mạnh sự hợp tác kinh doanh.
Về nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu tính rủi ro cao bởi họ phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trước mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân luôn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, vấn đề huy động vốn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Lợi ích của việc thành lập công ty
- Công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch và các giao dịch được xác nhận bằng con dấu
- Nếu thành lập công ty thì sẽ có tư cách pháp nhân : Có những ngành nghề kinh doanh mà bạn không thể tiến hành hoạt động được. Vì vậy khi thành lập công ty, bạn sẽ có đầy đủ tư cách pháp nhân để kinh doanh ngành nghề mà mình mong muốn.
- Được quyền xuất hóa đơn đỏ (còn gọi là hóa đơn GTGT hay hóa đơn VAT) cho các đối tác; khách hàng khi họ có nhu cầu cần hóa đơn để hợp thức hóa chi phí của công ty.
- Về lợi ích kinh tế: Với tư cách là công ty, bạn sẽ tạo được sự tin tưởng với phía đối tác
- Khi thành lập công ty các giao dịch kinh doanh hay các thủ tục với cơ quan nhà nước cũng dễ dàng hơn, như: ký hợp đồng, xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, thuận lợi huy động vốn từ cá nhân, tổ chức hoặc vay vốn ngân hàng,…
- Được pháp luật bảo vệ: hiện nay Việt Nam có luật và các văn bản luật cụ thể để bảo vệ các chủ thể kinh doanh như: Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị Định 01/2021/NĐ-CP,…..
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ của Luật sư X
Hiện nay, khi khi thành lập công ty thì phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Quá trình thành lập doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, trình tự, công đoạn khác nhau. Nếu bạn không am hiểu rõ về luật thì quá trình này diễn ra với thời gian rất dài.
Ưu điểm dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X
1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi:
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về thành lập doanh nghiệp
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng một số dịch vụ của Luật sư X mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo ghi nhận tại Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ưu nhược điểm khác nhau mà phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của cá nhân, tổ chức để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp.
Chi phí thành lập công ty bao gồm: Chi phí nộp hồ sơ:100.000 đ; phí công bố thông tin công ty: 300.000đ; phí mua chữ ký số (gói 1 năm): 1.530.000đ; phí khắc dấu tròn công ty: 450.000đ; chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn: 850.000 đ;…