Mua nhà trả góp là một trong những hình thức phổ biến, trong mua bán bất động sản hiện nay. Với không ít các hỗ trợ được các chủ đầu tư; đưa ra nhằm giúp những người có nhu cầu về nhà ở được sở hữu nhà khi chưa đủ khả năng; tài chính. Có rất nhiều bạn trẻ có ý định mua nhà trả góp trước khi kết hôn; để một mình đứng tên và coi đó là tài sản riêng. Vậy, suy nghĩ này có đúng không? nhà mua trả góp trước thời kỳ hôn nhân có phải tài sản riêng? Để hiểu hơn vấn đề này hãy cũng Luật Sư X tìm hiểu ngay nhé.
Căn cứ pháp lý
Nhà mua trả góp trước khi kết hôn có phải tài sản riêng ?
Để xác định việc mua nhà trả góp trước khi kết hôn; có phải là tài sản riêng của các bên trước khi kết hôn không ta cần xem xét; quy định của pháp luật hôn nhân gia đình. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về tài sản riêng như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40; của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác; mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Như vậy; theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014; thì có thể hiểu tài sản riêng của vợ chồng được hiểu là tài sản vốn có; của mỗi người trước hôn nhân; tài sản được thừa kế tặng cho riêng của mỗi bên hoặc tài sản; mà các bên phân chia trong thời kỳ hôn nhân.
Để quyết định một việc mua nhà trả góp trước hôn nhân có phải tài sản chung hay không thì chúng ta cần phải xem xét đến thời gian hoàn tất việc trả góp khi mua nhà. Nếu như việc mua nhà trả góp được hoàn tất trước khi các bên kết hôn; thì đó hoàn toàn là tài sản riêng. Ngược lại nếu việc mua nhà kéo dài đến thời kỳ hôn nhân; thì các bên phải có nghĩa vụ chứng minh.
Có nên mua nhà trả góp trước khi kết hôn ?
Theo quy định tại khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014; quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất; kinh doanh, hoa lợi, lợi tức; phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác; mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”
Như đã trình bày ở trên nếu như; tài sản mua nhà được đóng góp công sức, tiền của một bên trước thơi kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu mua nhà trả góp mà đến khi các bên kết hôn; mà tiền trả góp ngôi nhà được thanh toán bằng tiền của cả hai vợ chồng thì ngôi nhà mua trả góp được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; còn quy định trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ; chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Kết luận
Như vậy, đối với người mua nhà trả góp trước khi đăng ký kết hôn; với mục đích làm tài sản riêng và đứng tên một mình; thì khi bán vẫn phải có sự đồng ý của người vợ, chồng còn lại hoặc khi ly hôn vẫn phải chia nếu tiền; trả góp là tiền lương, thu nhập khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ khi thanh toán bằng tiền được tặng cho, thừa kế riêng.
Vì vậy tùy theo sự thỏa thuận; cũng như ý chí của người mua nhà trả góp trước khi kết hôn; mà sẽ ra quyết định có nên mua hay không.
Nếu như tài sản được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng mà trên giấy chứng nhận chỉ ghi tên 1 người thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận mới để ghi đầy đủ cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. Vậy thủ tục thêm tên vợ chồng vào sổ đỏ được quy định thế nào ?
Mời bạn xem thêm
- Sống chung như vợ chồng. Khi chia tay, tài sản chia thế nào?
- Tài sản của vợ chồng khi ly hôn được phân chia như thế nào?
Quy trình thêm tên của vợ chồng vào sổ đỏ
Theo quy định tại điều 48 Luật đất đai 2013 thì :
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác; gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà; Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ; tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác; gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu”
Như vậy, nếu nhà đất mua trả góp bằng tài sản của hai vợ chồng; thì các bên có thể làm thủ tục thêm tên của vợ; hoặc chồng vào giấy chứng nhận; quyền sử dụng đất khi có yêu cầu. Thủ tục thêm vào được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Theo quy định tại khoản 1 điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; các bên có thể tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa; tại phòng đăng ký đất đai thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp chưa có bộ phận 1 cửa ;thì các bên có thể tiến hành nộp đơn và yêu cầu tại Ủy ban nhân dân xã
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Bước 3 giải quyết yêu cầu
Bước 4: Hoàn thành và nhận kết quả
Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp đổi không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết” Có nên mua nhà trả góp trước khi kết hôn nhà trả góp có phải tài sản riêng ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Thứ nhất, vợ chồng tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản và được lập thành văn bản.
Thứ hai, trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét; quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý.
Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Do đó, vợ hoặc chồng sẽ không được tự ý bán tài sản chung mà không được sự đồng ý của người còn lại.
Điều 43 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về vấn đề: Tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân; nhưng nếu chứng minh được bố mẹ cho riêng thì đó được coi là tài sản riêng. Chứng minh có thể là văn bản chuyển quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang.
Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; có thể có văn bản tặng cho của bố mẹ chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng…