Chúng ta đều biết nhà ở xã hội không dành cho tất cả mọi người. Vậy nhà ở xã hội là gì mà không phải ai cũng có phần? Những người nào sẽ được mua nhà ở xã hội? Có nên mua nhà ở xã hội không là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng phân tích kỹ lợi ích và bất cập của nhà ở xã hội để có câu trả lời phù hợp nhất. Mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây: ” Có nên mua nhà ở xã hội hay không? “
Căn cứ pháp lý
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.
Tức nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại.
Nhà ở xã hội là loại hình cư trú đang được rất nhiều người có thu nhập trung bình lựa chọn. Do thị trường nhà đất giá ngày một cao, việc sở hữu một căn nhà riêng, căn hộ chung cư không phải là điều đơn giản. Trong khi đó nhà ở xã hội lại có giá khá mềm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại hình nhà ở này, các hạn chế của nhà ở xã hội bên cạnh những ưu điểm của nó.
Nhà ở xã hội là nhà thuộc quyền quản lý của Cơ quan Nhà nước và những tổ chức bất vụ lợi. Mô hình nhà ở này được xây dựng nhằm mục đích cung cấp chỗ ở cho những khách hàng nằm trong danh sách ưu tiên của nhà nước hoặc các đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong những năm gần đây, nhà ở xã hội được coi là giải pháp hiệu quả để hỗ trợ cho khách hàng có thể sở hữu cho khách hàng có thể sở hữu nơi an cư với mức giá rẻ.
Các mô hình nhà ở xã hội hiện nay
Tại Việt Nam, các loại nhà ở xã hội phổ biến gồm có:
- Dự án do công ty tư nhân xây dựng; sau đó bán lại cho quỹ nhà ở xã hội dựa theo các chính sách đặc thù
- Căn hộ chung cư do nhà nước xây dựng dùng để làm nhà ở xã hội
Ai được mua nhà ở xã hội?
Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, để được mua nhà ở xã hội thì phải thỏa mãn 02 điệu kiện:
(1) Điều kiện cần
Thuộc 01 trong 09 đối tượng sau đây:
– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
– Hộ gia đình (HGĐ) nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
– HGĐ tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị (hộ nghèo; cận nghèo theo quy định của Thủ tướng);
– Người lao động (NLĐ) đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan; đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ nhưng không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 81; và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;
– HGĐ, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa; phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
(Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014).
(2) Điều kiện đủ
Các đối tượng được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện như sau:
– Điều kiện về nhà ở:
Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống; học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong HGĐ thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
– Điều kiện về cư trú:
+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
+ Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.
– Điều kiện về thu nhập:
Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên đối với các đối tượng sau:
+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
+ NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan; đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Có nên mua nhà ở xã hội hay không?
Ưu điểm của nhà ở xã hội
- Giá cả: Đây là phân khúc căn hộ chung cư rất phù hợp với các hộ gia đình có thu nhập thấp do được Nhà nước trợ giá.
- Hệ thống tiện ích: Hiện nay, có rất nhiều khu chung cư xã hội được trang bị hệ thống giáo dục; khu vui chơi,…
- Kiến trúc xây dựng: Nhà ở xã hội vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình.
- Thời gian thi công: Thời gian thi công của những dự án nhà ở xã hội tường tương đối nhanh chóng. Cư dân sớm được bàn giao nhà và ổn định cuộc sống
Nhược điểm của nhà ở xã hội
Bên cạnh các ưu điểm thì nhà ở xã hội vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định có nên mua nhà ở xã hội không.
- Các dự án nhà ở xã hội thường nằm khá xa trung tâm. Vị trí giao thông thường không mấy thuận tiện, chất lượng dịch vụ không đảm bảo.
- Tiện ích và nội thất của nhà ở xã hội cũng không hiện đại; chất lượng như nhà đất hay căn hộ chung cư trung cấp, cao cấp.
- Ngoại trừ trường hợp vay vốn để mua chính căn hộ xã hội; người mua không thể thế chấp ngân hàng ngoại.
- Nếu muốn chuyển nhượng phải chuyển nhượng cho đúng đối tượng đủ điều kiện.
- Chỉ những hộ gia đình nằm trong chính sách của nhà nước; hay thuộc diện hộ nghèo mới được phép mua nhà ở xã hội
- Thủ tục mua nhà ở xã hội tương đối rắc rối và cần nhiều loại hồ sơ phức tạp. Đặc biệt, bạn không có quyền chuyển nhượng bán lại chênh lệch như căn hộ thương mại.
Lưu ý khi mua nhà ở xã hội
Nếu đã cân nhắc ưu nhược và quyết định mua nhà ở xã hội; hãy cân nhắc một số lưu ý dưới đây để sở hữu được căn hộ tốt.
Thông tin về chủ đầu tư
Tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thông tin về chủ đầu tư, công ty xây dựng; đơn vị thiết kế để đảm bảo được sự an toàn và uy tín cho công trình. Chắc chắn rằng gia đình bạn sẽ có được căn hộ như đúng bản hợp đồng đã đề ra. Các nhà đầu tư uy tín trên thị trường bất động sản đã có nhiều công trình chất lượng đi vào hoạt động là một trong những lựa chọn tốt nhất.
Giá bán
Giá bán nhà ở xã hội đã vấn đề tiên ảnh hưởng lớn đến việc các hộ gia đình có quyết định mua hay là không. Như đã đề cập ở trên giá bán nhà ở xã hội rẻ hơn rất nhiều lần so với các dự án thương mại. Vì vậy, bạn cần tỉnh táo để lựa chọn được dự án có giá bán hợp lý nhất.
Tiện ích
Dự án được đánh giá cao cần phải được thiết kế có nhiều diện tích dành để nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh đó, cần phải xét các dịch vụ tiện ích xung quanh dự án nhà ở.
Trên đây, Luật Sư X đã phân tích và đưa ra lời khuyên giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên mua nhà ở xã hội không. Để tìm kiếm căn hộ chung cư giá rẻ, dự án nhà ở xã hội mới 2021; đừng quên truy cập ngay Homedy. Hàng ngàn tin tức cập nhật mỗi ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được căn hộ ưng ý!
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Có nên mua nhà ở xã hội hay không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cha mẹ đã mất thì có thể thay đổi họ được không?
- Nhặt được của rơi sau bao lâu thành của mình
- Nộp phạt nguội tại nhà thực hiện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định, mỗi đối tượng (khoản 1 Điều 50) chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội. Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua. Nếu còn nhu cầu thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.
Sổ hồng lâu dài : Đây là hình thức sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất có thời hạn lâu dài nhất tại việt nam, nếu mua được căn hộ có hình thức sở hữu là sổ hồng lâu dài thì khi căn hộ đưa vào sử dụng 50-60 năm, có dấu hiệu xuống cấp, không thể sử dụng được nữa thì đất tại dự án vẫn thuộc quyền sở hữu chung của dự án, có thể bán, hoặc ủy quyền một chủ đầu tư khác xây lại, hoặc di dời và nhận suất tái định cư theo chính sách của địa phương.
Sở hữu 50 năm : Chỉ có quyền sử dụng trong vòng 50 năm mà không có quyền sở hữu. Nên không có quyền lợi nào khác.